Nhịp sống hổi hả của người lao động trong một thành phố nhộn nhịp. Ảnh: ANN

Hà Nội xếp thứ 2 trong danh sách nói trên khi người lao động ở đây giành 2.691 giờ để làm việc mỗi năm và thành phố Mexico xếp thứ 3 với tổng thời gian giành cho công việc trong năm là 2.622 giờ. Trong khi đó, cư dân ở các thành phố châu Âu như Paris (xếp hạng 75) và Rome (76) có số giờ làm việc hàng năm chỉ gần bằng một nửa của 3 thành phố đầu tiên trong danh sách, tương ứng với 1.663 giờ/năm và 1.581 giờ/năm.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng, ở Ấn Độ không có giới hạn cho số giờ làm việc tối đa và không có bảo đảm nghỉ phép tối thiểu hàng năm. Điều này dẫn đến sự khác biệt về quyền lợi nghỉ phép ở các thành phố trên toàn thế giới.

Có lẽ vì những giờ làm việc dài, người lao động ở Mumbai có số ngày nghỉ phép ít nhất, chỉ 10,4 ngày nghỉ mỗi năm. Nhân viên ở các thành phố như Los Angeles, Bắc Kinh, Hà Nội và Lagos cũng có mặt trong danh sách có kỳ nghỉ ngắn nhất.

Ngược lại, những người thích nghỉ ngơi nhàn nhã hơn hãy đến Riyadh (Saudi Arabia), nơi trung bình người lao động nghỉ đến 37 ngày mỗi năm, hoặc đến Nga. Công nhân ở Moscow và St Petersburg lần lượt nhận được 33,3 và 32,3 ngày nghỉ hàng năm, Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết trong một báo cáo được trích dẫn trong cuộc khảo sát.

Trong khi đó, The Independent dẫn lời một chuyên gia thị trường, đưa ra bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu có mức cân bằng công việc - cuộc sống tệ nhất thế giới. Trang web này biên soạn thông tin về các thành phố lớn nhất, quan trọng nhất trên toàn cầu, sau đó xếp hạng chúng theo tổng số giờ làm việc trung bình mỗi năm, sử dụng dữ liệu từ nhóm ngân hàng Thụy Sĩ UBS. Trong danh sách này, công nhân Hồng Kông có mức cân bằng công việc - cuộc sống tệ nhất, khi thời gian giành cho công việc ở đây cao hơn 9,99% so với mức trung bình toàn cầu và người lao động chỉ nghỉ 12 ngày/năm.

Báo cáo được trích dẫn bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng đề cập đến Hàn Quốc là nơi có “tỷ lệ sinh thấp và năng suất làm việc đang chậm đi”. Được biết, Tổng thống Moon Jae-in đã thúc đẩy việc giảm giờ làm việc của người dân trong nước và mang đến cho người lao động quyền “nghỉ ngơi”.

Đáng ngạc nhiên, công nhân Nhật Bản trung bình làm 1.713 giờ mỗi năm - dưới mức trung bình của OECD, mặc dù đây là nơi vốn nổi tiếng làm việc quá sức, đến mức có cả một thuật ngữ riêng để mô tả những các chết do làm việc quá sức bằng tiếng Nhật ("karoshi").

Ngẫu nhiên, Mumbai được đánh giá là thành phố giàu thứ 12 trên thế giới – trên cả Toronto và Paris. Tổng tài sản của Mumbai là 950 tỷ USD, trong khi tài sản của Toronto là 944 tỷ USD và Paris là 860 tỷ USD, tương ứng với vị trí thứ 14 và 15 trong bảng xếp hạng, Financial Express đưa tin.

Mumbai cũng là một trong những thành phố có bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Giá thuê một văn phòng trong một tòa nhà cao tầng ở Mumbai có thể khiến bạn mất nhiều tiền hơn cả ở Dubai, hoặc thậm chí là Los Angeles.

Tố Quyên (Lược dịch từ Thestatesman & Bloombergquin)