Nhật Bản: Sử dụng phấn màu trong giảng dạy để hỗ trợ học sinh mắc tật mù màu. Ảnh: Japan Times

Tính đến thời điểm hiện tại, ước tính Nhật Bản có khoảng 3 triệu người mắc tật mù màu. Là một hệ thống giáo dục vẫn sử dụng hình thức bảng phấn truyền thống, các nhà hoạt động xã hội Nhật Bản đòi hỏi các giáo viên cần triển khai các biện pháp giảng dạy thân thiện hơn như sử dụng các loại phấn màu dễ phân biệt (CUD) để tất cả học sinh đều có thể nhận biết và tiếp thu đầy đủ số lượng kiến thức được truyền tải.

Nhằm thực hiện hóa mục tiêu phổ cập giáo dục bình đẳng cho học sinh, một giáo viên tại tiểu học Tonohiraga ở Matsudo (tỉnh Chiba) đã thử nghiệm sử dụng phấn màu đỏ, vàng, xanh dương, xanh lá trong công tác giảng dạy và mô tả Hán tự trên bảng đen. Sự  thay đổi này đã ghi nhận một kết quả vô cùng tích cực, khi hầu hết các học sinh mắc tật mù màu đã dễ dàng phân biệt màu sắc, từ đó tiếp thu bài giảng nhanh hơn thường lệ.

Giải thích có việc lựa chọn màu sắc này, các chuyên gia nhận định màu đỏ, vàng... là những màu sắc có thể phân biệt ngay trên nền bảng đen khi có ánh sáng hắt vào, do đó các màu sắc này đóng vai trò rất hữu ích trong công tác giảng dạy của giáo viên.

Trong một dữ liệu có liên quan, Hiroko Sakayori – một giáo viên tiểu học chia sẻ: “Từ giờ, tôi đã có thể sử dụng bất kỳ màu phấn nào khi muốn nhấn mạnh một kiến thức quan trọng. Phương pháp giảng dạy này thật sự rất hữu ích”.

Nhận thấy tầm quan trọng trong việc hỗ trợ các học sinh tiếp thu kiến thức, giới chức Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp trợ giảng mới, cùng lúc lên kế hoạch triển khai nhiều kế hoạch giảng dạy khác với mục tiêu không bỏ lại bất kỳ học sinh nào trên con đường tiếp cận kiến thức.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)