Phát triển Ấn Độ - Thái Bình Dương là một trong những ưu tiên ngoại giao chính của Nhật Bản: Ảnh: Nikkei

Cùng với kế hoạch hỗ trợ Ấn Độ - Thái Bình Dương phát triển lớn mạnh, Nhật Bản cũng đang tìm cách chuyển trọng tâm chiến lược của mình từ “số lượng” sang “chất lượng”, trong đó tập trung vào những khu vực mà các doanh nghiệp nước này có thể dễ dàng tiếp cận thị trường. Cùng lúc, chính phủ Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch mở rộng hơn nữa chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, với mục tiêu xây dựng sức ảnh hưởng đến Trung Đông và châu Phi, bên cạnh Đông Nam Á.

Theo thông tin mới nhất được đăng tải trên trang Nikkei News, Bộ ngoại giao Nhật Bản hiện đang có kế hoạch xây dựng ngân sách tài chính năm 2019 vào cuối tháng này. Trong đó 60% giá trị ngân sách dự tính sẽ sử dụng cho các khoản hỗ trợ phát triển – một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao nước này.

Trước đó, vào năm 2016, ngân sách viện trợ của Nhật Bản đạt 16,8 tỷ USD, với hơn 70% các khoản chi phí hỗ trợ - tương đương 13,5 tỷ USD đã được chi cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương dựa trên nguyên tắc phù hợp với chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở” do thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất.  Xét về tiểu vùng, châu Á là khu vực nhận được khoản viện trợ lớn nhất vào khoảng 7 tỷ USD, bao gồm 1,8 tỷ USD được chi cho Ấn Độ, tiếp theo là Việt Nam 1,6 tỷ USD và Iraq 0,6 tỷ USD.

Cùng tham gia thực hiện kế hoạch với Nhật Bản là sự có mặt của Mỹ và Australia. Đây là thỏa thuận đã được bộ trưởng ngoại giao ba nước thống nhất tại một cuộc họp diễn ra tại Singapore hồi ngày 4/8 để đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương....

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Nikkei News)