Người dân Congo tiếp nhận phương pháp điều trị Ebola mới. Ảnh: Reuters

Vào tuần trước, giới chức nước này đã bắt đầu triển khai phương pháp mAb114 do Viện Y tế quốc gia Mỹ phát triển. Vào ngày 11/8, mAb114 đã được tiêm thử nghiệm vào cơ thể của 10 bệnh nhân nhiễm Ebola và kết quả điều trị hiện đang rất khả quan. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn tiếp tục có dấu hiệu bùng phát.

Ngoài mAb114, bốn phương pháp điều trị khác được chính phủ Congo tiếp nhận là: phương pháp Remdesivir được phát triển bởi công ty nghiên cứu khoa học Gilead (Israel), ZMapp – một phương pháp điều trị từ đường tĩnh mạch của công ty dược phẩm Mapp ở San Diego, thuốc favipiravir của Nhật Bản và một phương pháp khác có tên gọi là Regn3450 - 3471 - 3479..

Trong thông báo mới nhất, Bộ Y tế Congo cho biết Remdesivir đã được tiêm cho một bệnh nhân đầu tiên ở thị trấn Beni, phác đồ điều trị triển khai rõ ràng và kết quả ban đầu cũng rất khả quan.

Được biết, kể từ khi dịch Ebola chính thức xuất hiện vào năm 1976, Congo đã trải qua tổng cộng 10 đợt bùng phát dịch – cao hơn gấp 2 lần so với các nước khác. Trong đó, ước tính có khoảng 33 người thiệt mạng khi đợt dịch mới nhất tấn công Congo vào tháng 7/2018.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)