Trẻ em được chủng ngừa ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP

Trong đó, Ukraine chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với hơn 23.000 ca bệnh. Các quốc gia khác như Pháp, Georgia, Hy Lạp, Italy, Nga và Serbia cũng ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm sởi ở mỗi quốc gia trong cùng thời gian này.

Theo tờ The ASEAN Post, sự lo ngại đối với mối đe dọa sởi cũng được cảm nhận ở khu vực Đông Nam Á, nơi có 2 quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Philippines và Indonesia được xếp trong 10 quốc gia đứng đầu có số lượng các trường hợp nhiễm sởi cao nhất được xác nhận, trong giai đoạn từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018.

Cụ thể, Philippines ghi nhận 8.992 trường hợp nhiễm sởi, trong khi Indonesia ghi nhận 4.897 trường hợp.

Bên cạnh đó, Malaysia cũng đối mặt với xu hướng tăng của các trường hợp bệnh sởi, báo hiệu sự tái xuất hiện của căn bệnh này. Bộ trưởng Y tế Malaysia, ông Noor Hisham Abdullah cho biết trong một tuyên bố, nguyên nhân chính dẫn đến số ca nhiễm sởi đang gia tăng là tỷ lệ chủng ngừa sởi, quai bị và rubella (MMR) ở mức thấp.

Theo ông Noor Hisham Abdullah, tỷ lệ chủng ngừa sởi, quai bị và rubella trên trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi giảm xuống còn 92,08% trong năm 2017, so với mức 94,37% trong năm 2016. “Chúng tôi cần đưa mức độ chủng ngừa lên trên 95%”, Bộ trưởng Y tế Malaysia khẳng định.

Lê Thảo (Lược dịch từ The ASEAN Post)