Ảnh minh hoạ. Nguồn: Straits Times

Con số này tăng lên từ khoảng 200 tỷ USD hiện nay, tương đương 7% GDP của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các tác giả của một nghiên cứu do hãng tư vấn Bain & Co thực hiện lưu ý trong một cuộc họp báo ngày 3/9.

Tuy nhiên, các rào cản phi thuế quan như logistics (hậu cần) và các quy định kỹ thuật số xuyên biên giới như việc địa phương hóa dữ liệu tiếp tục là những thách thức, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Tăng trưởng GDP trị giá hàng tỷ USD có thể được thực hiện trước năm 2025, nhờ vào thương mại và tăng trưởng trong khu vực, với những cải tiến về năng suất trong các lĩnh vực như sản xuất, cũng như mở rộng thị trường kỹ thuật số và sự phát triển của "các ngành hỗ trợ" như công nghệ thông tin và truyền thông, các nhà nghiên cứu cho hay.

Bên cạnh đó, kết quả từ cuộc thăm dò trên hơn 2.300 doanh nghiệp nhỏ ở ASEAN cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực bán lẻ có mức doanh thu tăng trung bình 15% sau khi chuyển sang thương mại điện tử.

Tuy nhiên, khoảng 1/4 các doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn phương thức thanh toán qua biên giới hạn chế, là rào cản chính đối với hoạt động bán hàng trực tuyến trên thế giới; trong khi 1/2 số người bán hàng trực tuyến cho rằng, các quy trình thương mại xuyên biên giới phức tạp hoặc logistics yếu kém là vấn đề chính.

Báo cáo của hãng tư vấn Bain & Co được thực hiện cùng với các công ty công nghệ như Google, Sea, cùng cựu Tổng thư ký Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Malaysia, bà Rebecca Fatima Sta Maria.

Ông Forrest Li, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của công ty công nghệ Sea nhận định trong một tuyên bố: "Chúng tôi nhìn thấy động lực lớn trong thương mại điện tử khi có nhiều hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các thị trường trực tuyến mới, phát triển nhanh; tuy nhiên, điều quan trọng là có nhiều hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận với cơ hội này".

Lê Thảo (Lược dịch từ Straits Times)