Mọi người cần phát triển kỹ năng tính toán, đọc viết cũng nhiều kỹ năng khác để đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống, việc làm. Ảnh: UN Nation
Đây cũng là thời điểm thích hợp để các nước trên thế giới phản ánh những thách thức còn tồn đọng vẫn đang tiếp tục cản trở hành trình tiếp cận kỹ năng đọc, viết của người dân.
Nhìn chung, xóa mù chữ là một trong những nội dung quan trọng trong danh sách các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc và chương trình nghị sự về phát triển bền vững đến năm 2030 của tổ chức này.
Được thông qua vào tháng 9/2015, các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc, đặc biệt là mục tiêu phát triển thứ tư sẽ thúc đẩy tiếp cận phổ cập giáo dục chất lượng, cũng như cung cấp cơ hội học tập cho tất cả mọi cá nhân trên toàn cầu. Cụ thể, mục tiêu nhấn mạnh: Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện và công bằng. Đảm bảo tất cả các thanh thiếu niên đều đạt trình độ đọc viết, tính toán. Ngoài ra, bất kỳ người lớn nào vẫn thiếu kỹ năng này cũng sẽ được tiếp nhận giáo dục đầy đủ.
Được biết, chủ đề của ngày Quốc tế xóa mù chữ năm nay là: “Phát triển khả năng đọc, viết và các kỹ năng khác”. Trong thời gian qua, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, song những thách thức trong kỹ năng đọc, viết vẫn còn tồn tại, nhất là trong bối cảnh nhu cầu sử dụng đọc, viết để phục vụ cho công việc đang tăng lên nhanh chóng. Năm nay, các tổ chức quốc tế sẽ phối hợp với chính phủ các nước tìm ra các phương pháp phát triển đồng đều giữa khả năng đọc, viết với các kỹ năng khác nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc của người dân, từ đó đem lại nhiều đóng góp có lợi cho sự phát triển ổn định của xã hội. Cụ thể, cần tập trung vào các kỹ năng và năng lực cần thiết cho việc phát triển việc làm, sinh kế, đặc biệt là các kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp, các kỹ năng có thể chuyển đổi và kỹ năng số.
Đan Lê (Lược dịch từ UN Nation)