Buổi tọa đàm có sự tham dự của ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cùng 120 đại biểu đến từ hơn 10 cơ quan báo chí, quản lý báo chí trung ương và địa phương trêm cả nước.

Mạng xã hội hiện đang tồn tại và chi phối đời sống xã hội, trở thành yếu tố quan trọng trong sự tương tác số người sử dụng, nguồn tin quan trọng cho báo chí.

Tại buổi tọa đàm

Hiện nay, báo điện tử sử dụng mạng xã hội để tăng cường tương tác; các phóng viên, nhà báo sử dụng mạng xã hội chia sẻ thông tin, trở thành nguồn cung cấp thông tin, bài viết cho độc giả. Tuy nhiên, mạng xã hội tồn một số hạn chế, đặc biệt là thông tin không được kiểm soát, gây hệ lụy cho sự ổn định của xã hội.

Sau hơn một năm rưỡi thực hiện Luật Báo chí 2016 và 10 Điều Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam đã thu được nhưng kết quả như, hội viên, nhà báo được quán triệt Luật Báo chí và yêu cầu quy định đạo đức nghề nghiệp; hầu hết các cấp hội trong cả nước thành lập hội đồng xử lý vi phạm đạo đức người làm báo; tình hình vi phạm luật báo chí và đạo đức của hội viên nhà báo giảm nhiều...

Tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Một trong những vấn đề nổi bật là giải quyết mối quan hệ giữa mạng xã hội và nhà báo khi tham gia mạng xã hội; khai thác sử dụng mạng xã hội trong hoạt động báo chí như thế nào để đạt hiệu quả và tác động tích cực. Vì vậy, quy định về đạo đức nghề báo cần bổ sung chế tài, quy định cụ thể gì để thuận tiện triển khai, đồng thời xử lý có hiệu quả khi có vi phạm. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đặt ra những vấn đề cần giải quyết, và cần cụ thể hóa 10 Điều về Quy định đạo đức của Hội Nhà báo Việt Nam, bổ sung nội dung cụ thể của yêu cầu tại Điều 5: “Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác”, để nền báo chí Việt Nam đi đúng hướng.

Ông Trương Diên Thống, Phó Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên Huế đóng góp ý kiến tại buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, đa số các đại biểu đồng tình với dự thảo quy định nhà báo tham gia mạng xã hội của Hội Nhà báo Việt Nam. Các đại biểu nhất trí, người làm báo cần xác định rõ trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, đạo đức người làm báo, tinh thần thượng tôn pháp luật và tôn trọng sự thật; cần thể hiện quan điểm nhất quán, đề cao giá trị tốt đẹp, phê phán cái xấu đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Ngoài ra, người làm báo không nên né tránh mạng xã hội mà cần cẩn trọng trước những thông tin trên mạng xã hội, kiểm chứng trước khi thông tin chính thống…

Một số đại biểu cho rằng, hiện một số nhà báo thông tin trên báo chí đúng với quan điểm, tôn chỉ, mục đích nhưng khi thể hiện trên mạng xã hội lại theo một khuynh hướng khác. Do vậy, nhà báo cần cung cấp thông tin trung thực, đúng đắn vì lợi ích của dân tộc.

Về việc quản lý thông tin, một số cơ quan quản lý báo chí thừa nhận khó khăn và phức tạp. Thông tin xấu, độc trên mạng xã hội lấn át những thông tin tích cực. Vì vậy, thông tin của nhà báo chính là thước đo cho toàn xã hội, nhà báo khi thông tin trên báo chí và mạng xã hội cần phải đồng nhất; nhà báo có trách nhiệm và giải thích những thông tin sai lệch…

Buổi tọa đàm cũng ghi nhận một số góp ý, bổ sung của đại biểu dự thảo quy định nhà báo tham gia mạng xã hội như, nhà báo không cung cấp thông tin tổng hợp trên mạng xã hổi chỉ cung cấp thông tin do mình viết ra, không đề cao vai trò cá nhân; cần cụ thể hóa Điều 5…

Tin, ảnh: Lê Thọ