Ảnh minh họa: UN News
Được biết, ngôn ngữ ký hiệu là một dạng ngôn ngữ tự nhiên hoàn toàn chính thức, với cấu trúc khác biệt so với ngôn ngữ nói thông thường. Ngoài ra, thế giới cũng ghi nhận sự có mặt của một ngôn ngữ ký hiệu quốc tế khác. Đây là loại ngôn ngữ được dùng để giao tiếp trong các buổi hội đàm, gặp gỡ quốc tế, hoặc khi người khiếm thính đi du lịch...
Công ước về Quyền của Người khuyết tật đã thừa nhận sự tồn tại của ngôn ngữ ký hiệu, đồng thời cũng nhấn mạnh cần thúc đẩy việc sử dụng hình thức ngôn ngữ này. Theo nội dung công ước, ngôn ngữ ký hiệu hoàn toàn bình đẳng với các loại ngôn ngữ khác. Nhiệm vụ của chính phủ các nước là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học ngôn ngữ ký hiệu và thúc đẩy bản sắc ngôn ngữ của người khiếm thính.
Để đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi cá nhân, đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã chọn ngày 23/9 là ngày quốc tế ngôn ngữ ký hiệu nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người về tầm quan trọng của loại hình ngôn ngữ này trong việc tiến đến đạt được các quyền và lợi ích của cộng đồng người khiếm thính. Quan trọng hơn, đảm bảo quyền tiếp cận với giáo dục chất lượng bằng ngôn ngữ ký hiệu là chìa khóa để thúc đẩy đà tăng trưởng và phát triển của mỗi cá nhân người khiếm thính nói riêng và mục tiêu phát triển đã được quốc tế công nhận nói chung. Bảo vệ ngôn ngữ ký hiệu là một phần của nhiệm vụ bảo tồn sự đa dạng của ngôn ngữ và văn hóa...
Năm 2018 cũng sẽ là năm đầu tiêu thế giới chính thức kỷ niệm ngày quốc tế ngôn ngữ ký hiệu với chủ đề: “Với ngôn ngữ ký hiệu, mọi người đều hòa nhập”.
Đan Lê (Lược dịch từ UN News)