Một cảnh trong vở diễn
“Trò đời nghiệt ngã” là kịch bản của tác giả Hoàng Đức, phóng tác và chuyển thể ca kịch Huế: Tất Đính. Đây là câu chuyện về lòng tham và sự đố kỵ của con người, đã gây ra những trò đời nghiệt ngã, oan khiên.
Tên quan huyện Vương Đại Háu chỉ vì lòng tham muốn chiếm một ngàn mẫu đất tổ tiên của gia đình ông Lâm Phùng Hoàng mà lập mưu đẩy Phùng Hoàng vào vòng lao lý, hại chết con trai cả của Phùng Hoàng là Phùng Quang trên đường lên kinh ứng thí. Vì chữ hiếu, Phùng Ngọc – con trai thứ của Phùng Hoàng nhận tội thay cha, chấp nhận chịu cảnh khổ nhục của tử tù, xa cách với người yêu Thụy Vân. Vào ngày đưa Phùng Ngọc ra pháp trường, Phùng Quang đỗ đạt làm quan trở về vạch trần âm mưu và bắt quan huyện Vương Đại Háu, thực thi công lý… Vở kịch là lời cảnh tỉnh với những kẻ tham lam đừng vì lòng tham vô độ mà gây ra những trò đời nghiệt ngã.
Đây là vở diễn thứ hai được Hội Sân khấu dàn dựng dựa trên tinh thần xã hội hóa, sau vở kịch “Vượt sóng” được dàn dựng năm 2015.
Tin, ảnh: Trang Hiền