Ảnh minh họa: CNA
Ngay khi phát hiện sự việc, chuỗi hành động cách ly và hạn chế dịch bệnh lây lan ngày lập tức được giới chức địa phương thực hiện. Cũng trong thời điểm này, các chuyên gia đã tiến hành lấy mẫu và nghiên cứu sâu hơn để tìm ra nguyên nhân bùng phát dịch bệnh.
Tuyên bố mới nhất từ giới chức Scotland cho biết, cá thể bò nhiễm bệnh đã bị cách ly hoàn toàn, cơ quan kiểm dịch thực phẩm cũng xác nhận đây chỉ là một trường hợp nhiễm bệnh riêng lẻ, “không có nguy cơ lây lan bệnh dịch sang người”. Tuy nhiên, thông tin về việc xuất hiện bệnh bò điên đang làm người tiêu dùng hoang mang.
Trả lời báo giới, Giám đốc Thú y trưởng của Scotland cho biết: “Hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định căn bệnh này xuất phát từ đâu. Tuy nhiên, vụ việc là bằng chứng cho thấy hệ thống kiểm soát dịch bệnh của đất nước chúng ta đang hoạt động tốt”.
Được biết, những trường hợp đầu tiên của bệnh bò điên đã xuất hiện từ năm 1986 ở Anh, gây ra mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng kéo dài nhiều năm sau đó. Đến năm 1996, căn bệnh phát triển với nhiều biến chứng và trở thành dịch bệnh có thể lây sang người dưới dạng bệnh Creutzfeldt-Jakob. Vào thời điểm đó, Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai lệnh cấm nhập khẩu tất cả các chủng thịt bò Anh trên mọi lãnh thổ của các nước thành viên.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)