Được điều phối bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sáng kiến hợp nhất hành động của 11 tổ chức thành viên, cũng như sắp xếp kế hoạch tham gia cho các ứng viên khác trong thời gian tới.

Y tế góp phần phát triển bền vững toàn cầu. Ảnh: Canadian Conference on Global Health 

Cam kết được đưa ra theo yêu cầu của Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Ghana Nana Addo Dankwa Akufo-Addo, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cùng sự hỗ trợ đắc lực của Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres.

Con người khỏe mạnh là mục tiêu chung

Tại Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới vừa được tổ chức ở Berlin (Đức), các tổ chức khẳng định: “Con người khỏe mạnh là điều kiện tiên quyết, đóng vai trò quan trọng cho một xã hội phát triển, chấm dứt đói nghèo, thúc đẩy hòa bình, hội nhập và bảo vệ môi trường. Mặc dù thế giới đã đạt được rất nhiều thành quả tốt đẹp về việc đẩy lùi, chống lại các nguyên nhân gây tử vong và bệnh tật, song chúng ta vẫn phải cố gắng gấp đôi hiện tại. Bằng không, chúng ta mãi mãi sẽ không bao giờ đạt được các mục tiêu liên quan đến y tế. Kế hoạch hành động toàn cầu là đại diện cho một cam kết lịch sử về những cách thức toàn cầu có thể phối hợp cùng nhau để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Về vấn đề này, các tổ chức y tế cam kết tái khẳng định cách thức hoạt động cùng nhau để cung cấp nhiều hơn các hỗ trợ hiệu quả cho các quốc gia và để đạt được mục tiêu sức khỏe, hạnh phúc hơn cho tất cả mọi người”.

Tại hội nghị, nhóm các tổ chức y tế toàn cầu thống nhất sẽ phát triển chuỗi hành động đổi mới nhằm tối đa hóa nguồn lực và đo lường sự tiến bộ một cách minh bạch nhất. Kế hoạch hành động toàn cầu cũng sẽ tăng cường nỗ lực tập thể để giải quyết bất bình đẳng giới – vấn đề đang là thách thức trong quyền tiếp cận với các dịch vụ y tế; cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái.

Một sự thật đáng quan ngại là thế giới chưa bao giờ chứng kiến giai đoạn loài người có sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước đang trên đà phát triển, một thế giới nơi con người nhìn nhận rõ lộ trình đạt được sức khỏe tốt hiện đang trong tầm tay. Khi tình trạng nghèo cùng cực được giải quyết, phần lớn các nước có thu nhập trung bình trên toàn cầu đã tận dụng nguồn lực và thể chế quốc gia để vạch ra đường đi riêng của mình. Sự kết hợp của công nghệ kỹ thuật số và khoa học đời sống hỗ trợ rất lớn cho con người tìm hiểu, xác định nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp đột phá vì chất lượng sức khỏe ngày càng cao hơn. Gánh nặng bệnh tật toàn cầu nhờ đó cũng thay đổi nhanh chóng. Lúc này, các chủng bệnh hiếm gặp chuyển thành sự bùng nổ của các loại bệnh không lây như tiểu đường, tim mạch, ung thư... Điều này đòi hỏi các tổ chức y tế cũng cần thay đổi để hợp lý hóa cách thức bảo vệ con người.

Đồng hành

Giải quyết các vấn đề khó khăn nhất trên thế giới, điều quan trọng là các tổ chức phải làm việc cùng nhau một cách nhuần nhuyễn. Để đạt được mục tiêu, giới chuyên gia đề xuất một cách tiếp cận đơn giản, hiệu quả với 3 yếu tố chính bao gồm: Liên kết nhiệm vụ, hợp tác, lòng tin. Trong đó, liên kết nhiệm vụ là các đối tác phải chia sẻ tầm nhìn chung về cách thức giải quyết vấn đề. Một khi tạo được liên kết bền vững, tập trung tối đa vào một nhiệm vụ lớn hơn, hiệu quả cũng sẽ lớn hơn. Ngoài ra, các tổ chức cũng cần chú trọng tăng cường hợp tác. Để thành công, cần phối hợp theo cách thức linh hoạt. Điều quan trọng là cởi mở khi chia sẻ thông tin, chuyên môn và kiến thức. Cuối cùng, quan trọng nhất là xây dựng niềm tin. Hợp tác thật sự đòi hỏi tin tưởng. Thời gian đầu nên triển khai các thỏa thuận nhỏ, sau đó mở rộng với quy mô lớn hơn. Một khi các tổ chức thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình.

Được biết, các tổ chức tham gia ký kết kế hoạch hành động toàn cầu về cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc cho tất cả mọi người bao gồm: Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), WHO, WB, UNICEF...

HẠNH NHI

(Tổng hợp từ UNDP, PATH & BCG News)