Các khu đô thị sẽ chiếm 68% dân số toàn cầu vào năm 2050. Ảnh: UN

Cũng vì lý do này, nguy cơ xảy ra thiên tai cũng cao hơn nhiều, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho hay.

Để giải quyết vấn đề này, Tổng thư ký nhấn mạnh trong một thông điệp kỷ niệm ngày thành phố trên thế giới 2018: “Câu trả lời là xây dựng khả năng phục hồi trước bão, lụt, động đất, hỏa hoạn, đại dịch và khủng hoảng kinh tế”.

Được biết, một số thành phố đã và đang tích cực triển khai chiến lược, đơn cử như Bangkok (Thái Lan). Thành phố này đã xây dựng các bể chứa nước ngầm để hứng nước mưa và ngăn chặn nguy cơ xảy ra lụt lội. Trong khi đó, cư dân Johannesburg (Nam Phi) đang tham gia vào các nỗ lực cải thiện không gian cộng đồng.

Khi các khu đô thị chiếm khoảng 55% dân số toàn cầu và ước tính sẽ tăng lên đến 68% vào năm 2050, điều cần thiết nhất lúc này là tìm ra các cách thức mới để đối phó với những áp lực trong thời buổi hiện đại như biến đổi khí hậu. Các chuyên gia nhận định, quan trọng hơn là triển khai các nỗ lực né tránh thảm họa.

Với chủ đề chung của Ngày thành phố trên thế giới là: “Thành phố tốt hơn, cuộc sống tốt hơn”, trong đó chủ đề riêng của năm 2018 là “Xây dựng thành phố bền vững và có khả năng phục hồi cao”, Đại hội đồng LHQ khẳng định các thành phố sẽ cần nhiều sự hỗ trợ để phát triển bền vững và tăng cường khả năng phục hồi trước nguy hiểm, bảo vệ con người và hạn chế thiệt hại về tài sản công, tư, cùng lúc tiếp tục tái xây dựng cở sở hạ tầng, dịch vụ sau khủng hoảng.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse & UN)