Ảnh minh họa: The Hindu
Tuy nhiên, nếu các biện pháp khẩn cấp không được nhanh chóng triển khai, nhiều khả năng trong vòng 30 năm tới, loại siêu vi khuẩn này có thể cướp đi tính mạng của khoảng 2,4 triệu người ở châu Âu, Bắc Mỹ và Australia.
Trong một ý kiến khác có liên quan, chính phủ Anh đánh giá, nếu không được kiểm soát tốt, ước tính đến năm 2050, mỗi năm sẽ có thêm 10 triệu người thiệt mạng do kháng kháng sinh, chi phí tổn hại sẽ rơi vào khoảng 100 nghìn tỷ USD.
Về phần mình, OECD khẳng định: “Một khoảng đầu tư ngắn hạn để ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh phát triển sẽ cứu sống nhiều mạng người và tiết kiệm rất nhiều chi phí”. Cụ thể, tổ chức đề nghị triển khai một “cuộc tấn công từ 5 phía” để đối phó với AMR bao gồm: thúc đẩy vệ sinh tốt hơn, nghiêm cấm sử dụng thuốc quá liều, tiến hành kiểm tra đối với bệnh nhân để chắc chắn họ sử dụng đúng thuốc, trì hoãn việc sử dụng kháng sinh nếu không cần thiết và thúc đẩy chiến dịch truyền thông đại chúng.
Tính đến thời điểm hiện tại, sự lạc quan về những tiến bộ đã xuất hiện, nhưng rất mong manh. Điều này thể hiện rõ nhất khi tốc độ phát triển của vấn nạn AMR đã giảm đi, song lại xuất hiện những mối lo mới. Theo OECD, tỷ lệ xuất hiện đề kháng với hai loại kháng sinh thứ 2, 3 – các loại thuốc mạnh được xem là tuyến phòng thủ cuối cùng chống lại bệnh nhiễm trùng có thể sẽ tăng lên hơn 70% vào năm 2030.
Đại diện giới chuyên gia, chuyên gia nghiên cứu về kháng kháng sinh của Tổ chức từ thiện nghiên cứu y học Wellcome Trust Tim Jinks lưu ý: “Kháng kháng sinh là mối đe dọa chủ yếu đối với sức khỏe và sự phát triển của toàn cầu. Đầu tư giải quyết từ ngay bây giờ sẽ hỗ trợ cứu sống nhiều người và tiết kiệm nhiều khoản chi phí lớn trong tương lai”.
Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)