Ảnh minh họa: Woman

Do ảnh hưởng từ nhiều lý do như tâm lý xấu hổ, sợ sệt..., hiện vẫn chưa có nhiều sự phản hồi, báo cáo về vấn nạn này.

Nhìn chung, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em được thể hiện trên nhiều dạng, nhiều hình thức bao gồm: bạo lực đối với người thân (lạm dụng tâm lý, bạo lực gia đình...); bạo lực và quấy rồi tình dục (hãm hiếp, lạm dụng tình dục đối với trẻ em, quấy rối trên đường phố, theo dõi, rình rập, quấy rối trên mạng); buôn bán người (nô lệ, nô lệ tình dục), tảo hôn cùng nhiều hành vi tàn nhẫn khác.

Để làm rõ thêm về vấn đề này, tuyên bố xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ do Đại hội đồng Liên Hiệp quốc ban hành năm 1993 xác định hành động bạo lực đối với phụ nữ là “tất cả những hành vi bạo lực có thể dẫn đến nhiều hậu quả, tổn thương về thể chất, tinh thần, gây ra tâm lý đau khổ cho phụ nữ, trong đó bao gồm cả những hành vi đe dọa, cưỡng chế, cướp quyền tự do xảy ra ngay tại nơi công cộng hoặc khu vực riêng tư”.

Những hậu quả của VAWG ảnh hưởng rất lớn đến một phần đời của phụ nữ và trẻ em gái. Trong thời buổi hiện nay, bạo lực đối với phụ nữ tiếp tục được xem là một trong những trở ngại ảnh hưởng đến tiến trình đạt được mục tiêu bình đẳng, phát triển, hòa bình cũng như ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em khi tiếp cận với nhân quyền của chính mình. Trong tất cả các mục tiêu trong chuỗi các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), mục tiêu không bỏ lại ai phía sau sẽ không thể hoàn thành nếu tình trạng bạo lực vẫn còn tiếp tục.

Nhận thấy tầm quan trọng phải xóa bỏ vấn nạn này, vào năm 2009, chiến dịch Unite nhằm chất dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái chính thức được khởi động. Trước đó, ngày 25/11 được chỉ định là ngày thế giới về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.

Vào năm 2018, chủ đề của ngày thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ là “Orange the world: #Hearmetoo”. Đối với ngày kỷ niệm này, tất cả mọi cá nhân trên thế giới được kêu gọi nhằm chung tay hưởng ứng thông điệp chống lại bạo lực phụ nữ bằng nhiều hành động như thắp đèn, trang trí hoặc mặc trang phục màu cam.

Đan Lê (Lược dịch từ UN)