Sự hiện diện của phụ nữ trong quốc hội ở các nước châu Á đang dần được nâng cao. Ảnh: Womennet

Philippines và Nepal là các nước có số lượng nữ nghị sĩ cao nhất châu Á với 30% nhà lập pháp là phụ nữ ở mỗi quốc gia. Đây là bước nhảy đáng kể của cả 2 nước khi cách đây một thập kỷ, tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội ở các nước này chỉ đạt 9% và 6% tương ứng. Xét ở thời điểm hiện tại, Lào có tổng cộng 28% số thành viên quốc hội là nữ giới. Việt Nam đứng ở vị trí kế tiếp khi theo sát với 27% ghế quốc hội thuộc về phụ nữ. Ở Trung Quốc, tỷ lệ này chỉ tăng 4% trong suốt 2 thập kỷ qua khi đạt 24% vào năm 2017 từ mức 21% năm 1997.

Tiếp theo là Singapore với 23%, Pakistan 21% và Bangladesh có 20% phụ nữ tham gia trong quốc hội. Cambodia được đánh giá đã có bước tiến rõ rệt trong việc nâng cao tỷ lệ phụ nữ trong hệ thống chính trị khi từ vị trí không có phụ nữ nào trong quốc hội cách đây một thập kỷ, đất nước hiện có 20% đại biểu là phụ nữ tham gia quốc hội năm 2017. Đứng cuối bảng xếp hạng về sự hiện diện của phụ nữ trên chính trường ở các nước châu Á là Thái Lan với tỷ lệ 5%.

Sử dụng phương pháp phân tích so sánh định tính chất lượng (QCA) trên cơ sở dữ liệu của 47 quốc gia châu Á, nghiên cứu của WB cho thấy mức độ hiện diện của phụ nữ trong các cơ quan lập pháp trên khắp châu Á là kết quả của nhiều yếu tố. Trái ngược với kỳ vọng của lý thuyết hiện đại hóa, WB cho rằng các biến động về kinh tế quốc gia không lý giải cho mức độ hiện diện trên chính trường của phụ nữ ở châu Á.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ The Nation & World Bank)