Nhiều nền kinh tế trong khu vực là nền kinh tế mở cửa nhỏ và phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Ảnh: SBR

Trong quý III, tăng trưởng kinh tế tiếp tục ở mức vừa phải trên hầu hết các nền kinh tế của Đông Nam Á, với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình chậm lại ở mức 4,8%, từ mức 5,2% trong quý II. Tuy nhiên, Việt Nam là ngoại lệ, bởi có mức tăng trưởng GDP đạt 6,9%, khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Cũng theo báo cáo nói trên, nhiều nền kinh tế trong khu vực là nền kinh tế mở cửa nhỏ, phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc.

Bản báo cáo nhấn mạnh, các nền kinh tế châu Á có mối quan hệ gần gũi nhất với Trung Quốc sẽ là chịu ảnh hưởng lớn nhất giữa căng thẳng thương mại, đó là Singapore và Malaysia.

Cụ thể, ICAEW dự báo GDP của Singapore và Malaysia sẽ giảm lần lượt là 1% và 0,4% đến năm 2020. Trong đó, Singapore được dự báo ​​sẽ chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất, với tăng trưởng GDP từ mức dự kiến ​​3,3% trong năm 2018, xuống còn 2,5% vào năm 2019. Mặt khác, Indonesia và Philippines sẽ tương đối không bị ảnh hưởng.

Trong một động thái liên quan, ICAEW khẳng định, họ kỳ vọng Việt Nam, Indonesia và Philippines sẽ nằm trong số 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên toàn cầu.

 Lê Thảo (Lược dịch từ SBR)