Mục tiêu của các cuộc thảo luận nhằm hỗ trợ phát triển con người, cũng như các quyền lợi thúc đẩy phát triển bền vững. Đây sẽ là những yếu tố xem xét, xác định mức độ thành công của các chính phủ trong chiến lược thúc đẩy cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội khác. Tất cả là những nội dung được ghi nhận trong chương trình hành động do Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (ICPD) thông qua năm 1994.

Cần đẩy nhanh hành động để không ai bị bỏ lại phía sau ở châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: The Indian Express

Câu hỏi về thực trạng

Có thể nói, sự ra đời và phát triển của chương trình hành động do Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (ICPD) đóng vai trò rất quan trọng đối với chương trình phát triển bền vững 2030. Nói cách khác, nếu không có ICPD, chúng ta sẽ không có những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Về cơ bản, hai chương trình luôn song hành cùng nhau. Cụ thể, ICPD là một phương tiện mà qua đó, chính phủ các nước có thể dựa vào và giải quyết, nỗ lực đạt được và hoàn thành các SDGs.

Một câu hỏi được đặt ra hiện nay là các nước nhận định thế nào về những xu hướng như dân số già hóa và di cư quốc tế? Chính phủ các nước đã đạt được mức thành công như thế nào trong công tác đảm bảo sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản tối ưu cho người dân. Mức độ thành công đến đâu trong chiến dịch nỗ lực tăng cường bình đẳng giới và tiếp cận trao quyền, lợi ích cho phụ nữ, cũng như duy trì quyền lợi cho lớp người dễ bị tổn thương? Thế giới cần tiến đến những chuỗi hành động gì để không ai bị bỏ lại phía sau?

Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là động cơ tăng trưởng toàn cầu, đồng thời khu vực này cũng đi đầu trong cuộc chiến chống lại đói nghèo trên toàn thế giới. Tính tới thời điểm hiện tại, châu Á-Thái Bình Dương là nơi sinh sống của khoảng ½ dân số thuộc tầng lớp trung lưu của thế giới; tỷ trọng dân số sống trong cảnh nghèo khổ đã giảm đi đáng kể; mọi người đang sống một cuộc sống lành mạnh hơn. Ngoài ra, áp dụng kế hoạch hóa gia đình dựa trên quyền lợi và quyết định của từng cá nhân đã góp phần đáng kể vào sự thành công của công cuộc phát triển kinh tế và trao quyền cho phụ nữ. Ngoài ra, khu vực cũng đang đi đúng hướng để đạt được phổ cập giáo dục vào năm 2030.

Tuy nhiên, nhiều bất công vẫn còn tồn tại. Trên quỹ đạo hành động hiện tại của khu vực, bên cạnh một bộ phận dân số có cuộc sống chất lượng hơn, vẫn còn khoảng 1,2 tỷ người tiếp tục phải chịu đựng cảnh nghèo khổ, trong có có 400 triệu người sống trong cảnh nghèo cùng cực. Các chính sách phát triển chưa trải rộng toàn bộ, do đó, vấn đề bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia vẫn đang mở rộng. Thiếu việc làm phong phú và khả năng tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu đang kéo dài trong nhiều thế hệ.

Điều hướng hành động

Nhận thấy vấn đề cấp bách cần phải thay đổi, tại Ủy ban kinh tế - xã hội châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) và Quỹ dân số Liên Hiệp quốc (UNFPA), các bộ trưởng và nhà hoạch định chính sách muốn để cập và nhấn mạnh về ba vấn đề then chốt, quan trọng của khu vực bao gồm:

Thứ nhất, cần đáp ứng những thay đổi về dân số chưa từng có trên khắp châu Á-Thái Bình Dương. Cụ thể, nhiều quốc gia đang đối mặt với xu hướng già hóa nhanh chóng. Dự kiến vào năm 2025, số lượng người trên 65 tuổi trong khu vực sẽ tăng gấp ba so với hiện tại. Do đó, đáp ứng hiệu quả các nhu cầu cần thiết của một xã hội đang già hóa và đảm bảo cuộc sống lành mạnh là ưu tiên hàng đầu. Điều cần thiết lúc này là tiếp cận với từng lứa tuổi nhất định, cung cấp cho họ quyền và lựa chọn khai phá tiềm năng kinh tế của mình.

Đối với di cư quốc tế, châu Á-Thái Bình Dương cũng cần tăng cường phản ứng. Điều này có nghĩa khi được cho phép, lao động quốc tế cũng đóng góp đáng kể vào tiến trình phát triển kinh tế. Lúc này, cần xây dựng thêm động lực và hỗ trợ di cư an toàn, trật tự... để khai thác thế mạnh của nhóm dân này.

Thứ hai, khu vực cần chi tiêu nhiều hơn vào bảo trợ xã hội. Bảo trợ xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để giảm nghèo, tăng cường quyền lợi cho các nhóm dân dễ bị tổn thương.

Thứ ba, cần đầu tư kỹ lưỡng trong khâu thống kê thông tin để chính phủ đảm bảo nắm rõ những đối tượng đang bị bỏ lại phía sau và đề ra phương án thúc đẩy phù hợp. Vấn đề đặc biệt phải khẩn trương khi vẫn còn có hàng triệu trẻ chưa có giấy khai sinh, dẫn đến việc không thể tiếp cận các quyền cơ bản.

Sau phiên hội đàm với nhiều vấn đề cần giải quyết này, các đại biểu hi vọng các quốc sẽ gia nhận thức rõ tầm nhìn liên kết ICPD, SDGs và đẩy nhanh hành động để đạt mục tiêu đề ra.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Jakarta Post)