Bảng xếp hạng chỉ số cam kết giảm bất bình đẳng trong các quốc gia châu Á. Ảnh: ANN News

Làm thế nào để chính phủ các nước triển khai hành động hướng đến mục tiêu này? Trả lời cho câu hỏi, Tổ chức tài chính phát triển quốc tế (DFI) và Tổ chức phi lợi nhuận Oxfam vừa công bố chỉ số thứ hai nhằm “đo lường cam kết của chính phủ các nước về nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo”, trong đó tiến hành khảo sát trên 157 quốc gia và lập ra bảng xếp hạng theo các tiêu chuẩn về chi tiêu xã hội, thuế suất lũy tiến và quyền lợi lao động – ba phạm trù chính được xem là rất quan trọng, tác động đến khoảng cách giàu nghèo.

Tại châu Á, Nhật Bản xếp hạng đầu tiên về đầu tư nhằm mục tiêu thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Cụ thể, đất nước mặt trời mọc xếp thứ 11 trên thế giới và cùng lúc cũng là quốc gia châu Á duy nhất lọt top 20 toàn cầu nhờ triển khai tăng thuế, đồng thời tăng mức lương tối thiểu lên khá cao.

Cũng trong bảng xếp hạng toàn cầu, Hàn Quốc xếp thứ 58 và là quốc gia xếp thứ 2 tại châu Á về cam kết giảm thiểu bất bình đẳng. Được biết, Hàn Quốc đã và đang chứng kiến sự cải thiện đáng kể trong cả ba phạm trù nêu trên, như tăng 16% mức lương tối thiểu, tăng thuế đối với những tập đoàn có nhiều lợi nhuận và tăng chi tiêu.

Trong cùng khu vực, Mongolia xếp hạng 3 và đồng hạng 58 với Hàn Quốc trên toàn cầu. Kết quả thể hiện rõ nhất khi chính phủ Mongolia tăng đáng kể mức thuế đối với những người có thu nhập cao để thu hẹp bất bình đẳng. Theo sau là Thái Lan, trên trường quốc tế, quốc gia này xếp thứ 74. Malaysia và Trung Quốc lần lượt chiếm các vị trí 75 và 81. Bằng việc cải thiện mức lương tối thiểu lên 9%, Indonesia cũng góp tên vào vị thứ 81 trên toàn cầu. Hiện quốc gia này đang tiếp tục cố gắng nhanh chóng tiến đến cân bằng mức tiền lương bằng cách tăng mức lương tối thiểu tại khu vực nông thôn cao hơn những gì được triển khai ở khu vực đô thị. Xếp sau Indonesia là Philippines, Việt Nam và Sri Lanka.

Tại châu Á, Ấn Độ không ghi nhận nhiều hành động và thành quả tích cực. Do đó đây là một trong những quốc gia xếp hạng rất thấp với vị thứ 147 trên toàn cầu. Đây là kết quả do sự tiến bộ không đáng kể trong chi tiêu chính phủ dành cho bảo trợ xã hội, giáo dục và y tế. Ngoài ra, vấn đề thuế và luật lao động, đặc biệt là quyền lợi của lao động nữ cũng còn khá yếu kém...

Hai nước xếp hạng thấp nhất trong trong khu vực châu Á là Lào và Bhutan.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN News)