Ảnh minh hoạ. Nguồn: UN

Tuy nhiên, các ghi chép đất đai nghèo nàn, sự đầu cơ tràn lan và việc thực thi các quy định yếu kém hoặc tham nhũng đồng nghĩa với việc, các thành phố đang sử dụng đất đai không hiệu quả, làm gia tăng sự bất bình đẳng và rủi ro môi trường, đồng tác giả Anjali Mahendra nói với hãng Thomson Reuters Foundation.

"Chúng tôi đang nói về tình trạng lũ lụt ở thủ đô Jakarta của Indonesia và các thành phố của Ấn Độ. Hiện nay, có đủ bằng chứng cho thấy, tất cả những điều này đang xảy ra do sự phát triển quá mức ở nơi các dịch vụ không có sẵn", bà Mahendra, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Ross về các thành phố bền vững của WRI nhận định.

Trong khi đó, đồng tác giả Karen Seto cho biết, nghiên cứu trước đây thường chỉ nhìn vào sự phát triển bên ngoài, mà bỏ qua sự tái phát triển nội thành, cũng như những thay đổi về mật độ.

Kết quả của báo cáo nói trên chỉ ra, trong số các quốc gia đang phát triển, sự phát triển theo chiều dọc gần như hoàn toàn bị hạn chế ở các thành phố Trung Quốc, trong khi những khu vực đô thị ở châu Phi và Nam Á đang có rất ít sự phát triển này.

Đó là một mối lo ngại, bởi vì khoảng 90% đô thị hóa đến năm 2030 được dự báo ​​sẽ diễn ra ở khu vực châu Phi và châu Á.

Cộng đồng quốc tế đã bắt đầu thảo luận về những vấn đề này ở các cấp độ cao nhất; một số thành phố cũng đưa ra những mô hình mạnh mẽ nhằm đáp ứng những xu hướng này, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Latinh, bà Mahendra nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ Devdiscourse)