Ảnh minh hoạ. Nguồn: Temasek

Theo đó, nghiên cứu phân tích các yếu tố khác nhau như sự an toàn, chăm sóc sức khỏe và các cơ hội dành cho phụ nữ ở 14 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.

Singapore và New Zealand cho thấy các nguồn lực chăm sóc sức khỏe, sự an toàn và cơ hội đặc biệt trong khu vực. Australia, Nhật Bản và Đài Loan lần lượt đứng ở những vị trí tiếp theo.

Trong khi đó, 4 quốc gia cuối cùng trong bảng xếp hạng lần lượt là Trung Quốc, Philippines, Indonesia và Ấn Độ.

Dựa trên nghiên cứu, 3 quốc gia xếp hạng thấp nhất được công nhận là những địa điểm nguy hiểm nhất dành cho phụ nữ. Các quốc gia này được coi là có các nguồn lực kém đối với kế hoạch hóa gia đình, cũng như có sự hiện diện của bất bình đẳng giới.

Cụ thể, xếp hạng về chỉ số an toàn đánh giá các thực hành pháp lý và chất lượng cuộc sống trong một quốc gia. Bên cạnh việc sử dụng các chỉ số toàn cầu như Chỉ số Phát triển Con người và Chỉ số Hòa bình Toàn cầu, nghiên cứu xem xét sự bảo vệ pháp lý chống lại các tội ác nói chung đối với phụ nữ. Chúng bao gồm quấy rối tình dục, cưỡng hiếp trong hôn nhân và bạo lực gia đình.

Chỉ số chăm sóc sức khỏe xem xét khả năng tiếp cận các tài nguyên y tế của phụ nữ và những sự lựa chọn có sẵn cho kế hoạch hóa gia đình.

Trong khi đó, yếu tố cơ hội xem xét khả năng tiếp cận của phụ nữ vào giáo dục và những công việc sẵn có. Nghiên cứu đánh giá luật kế hoạch hóa gia đình của 14 quốc gia, bao gồm pháp luật liên quan đến phá thai, ngừa thai và sự tiếp cận với luật giáo dục giới tính.

Những vấn đề khác liên quan đến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và bà mẹ, chi tiêu chung cho chăm sóc sức khoẻ của nhà nước và tuổi thọ của dân số.

Ngoài ra, bảng xếp hạng cơ hội đã phân tích tỷ lệ việc làm của nữ giới, cùng với tỷ lệ biết chữ và số năm trung bình nhận được sự giáo dục. Bảng xếp hạng này bao gồm khoảng cách tiền lương của quốc gia dựa trên tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Independent)