Đề án hướng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm CNNT

Theo đó, giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên tập trung phát triển các nhóm ngành, sản phẩm CNNT có thế mạnh của các địa phương về nguồn tài nguyên, lao động và thân thiện với môi trường như: chế biến nông lâm, thủy sản và đồ uống; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản phẩm thiết bị, máy móc và phụ tùng cơ khí; vật liệu xây dựng, dệt may - da giày.

Giải pháp thực hiện đề án bao gồm giải pháp về chính sách, công tác quản lý nhà nước đối với ngành nghề CNNT, giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng cụm CN, làng nghề; giải pháp về vốn…

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển CNNT đến năm 2025 là 1.897 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách hỗ trợ là 289 tỷ đồng (15%), nguồn vốn xã hội hóa là 1.608 tỷ đồng (85%). 

Theo Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh, sau khi đề án phát triển CNNT được UBND tỉnh phê duyệt, Sở tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ các làng nghề trong việc đầu tư máy móc thiết bị và cải tiến mẫu.

Trong năm 2019 sẽ áp dụng đối với các làng nghề truyền thống; trong đó, sẽ hỗ trợ khâu kết nối thị trường, hỗ trợ máy móc thiết bị cho các sở sở sản xuất và định hướng để các làng nghề kết hợp giữa sản xuất bằng thiết bị tiên tiến và vẫn duy trì một số công đoạn thủ công, tạo ra sản phẩm tinh xảo, đẹp mắt và có giá thành phù hợp để mở rộng thị trường và thu hút khách, góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

Tin, ảnh: Thanh Hương