Đại dịch Ebola lây lan mạnh ở Congo. Ảnh: KFGO

Được biết, các nhân viên y tế đã và đang chuẩn bị kỹ càng hơn bao giờ hết, đồng thời cũng nhanh chóng triển khai mọi nỗ lực để đối phó với chủng bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng, gây ói mửa, tiêu chảy, xuất huyết và cướp đi sinh mạng của hơn ½ số lượng người mắc bệnh này. Các công nghệ mới như vaccine thử nghiệm, phương pháp điều trị thử nghiệm... đang hỗ trợ rất lớn trong công cuộc kiềm chế sự lây lan của virus.

Tuy nhiên, sự nghi ngờ của người dân và tình trạng bất ổn an ninh tràn lan tại khu vực phía Đông Cộng hòa dân chủ Congo – nơi bị Ebola tấn công đã cản trở rất lớn cho công tác đối phó và làm phức tạp cuộc chiến chống lại đại dịch.

Cụ thể, kể từ tháng 2/2019, 5 trung tâm chữa trị Ebola đã bị tấn công. Ngoài ra, cũng trong thời gian này, do bạo lực bùng nổ, tổ chức từ thiện y tế quốc tế Médecins Sans Frontières (MSF) cũng buộc phải tạm ngưng hoạt động tại Congo.  Thiếu điều trị kịp thời, hậu quả nhìn thấy là hiện đại dịch Ebola đã trở thành căn bệnh cướp đi nhiều sinh mạng thứ 2 trong lịch sử, chỉ xếp sau lần bùng phát năm 2013 – 2016 ở Tây Phi, với khoảng 11.000 người tử vong.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)