Muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus đều mang virus sốt xuất huyết, Zika và rất nhiều chủng bệnh nguy hiểm khác. Ảnh: Devdiscourse

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Đáng nói, ngay cả những khu vực có điệu kiện kém lý tưởng để muỗi sinh sôi, phát triển, nguy cơ con người mắc các chủng bệnh này vẫn rất cao.

“Biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất và toàn diện nhất với an ninh y tế toàn cầu. Muỗi chỉ là một phần nhỏ trong thử thách lớn. Song sau khi dịch Zika bùng phát ở Brazil vào năm 2015, chúng tôi đặc biệt lo ngại về những gì có thể xảy ra trong tương lai”, Colin J Carlson – nghiên cứu sinh tại Đại học Georgetown (Mỹ) cho hay.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), muỗi mang những mầm bệnh gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu khẳng định muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus đều mang virus sốt xuất huyết, sốt Chikungunya, Zika và rất nhiều chủng bệnh mới nổi khác, chúng đều sẽ trở thành mối đe dọa trong vòng 50 năm tới. Cũng trong thời gian này, với hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhiều khả năng tất cả dân số thế giới sẽ phơi nhiễm với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Trả lời về vấn đề này, Sadie J Ryan thuộc Đại học Florida cho hay: “Hiểu biết về sự thay đổi địa lý liên quan đến các rủi ro là một vấn đề đáng quan tâm. Những nghiên cứu được thực hiện không nhằm mục đích dự đoán loại muỗi nào sẽ di cư đến vùng đất nào, thay vào đó, các kết quả cho thấy sự thay đổi khí hậu tại những khu vực có điều kiện sinh sống thuận lợi cho muỗi, dịch bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và không thể ngăn chặn.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)