Trên 500 hộ dân khu vực Thượng Thành sẽ di dời đến khu TĐC Hương Sơ trước tháng 10/2019

Theo đó, công ty sẽ bố trí cán bộ tham gia với chủ đầu tư ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư để triển khai các hoạt động, như: lập dự án cấp điện, thiết kế kỹ thuật, thỏa thuận thiết kế, tham gia giai đoạn thực hiện đầu tư, xây dựng tiến độ dự án, giám sát chất lượng trong quá trình thi công và tham gia trong giai đoạn kết thúc đầu tư. Ngoài ra, đơn vị sẽ thực hiện công tác hoàn công, nghiệm thu, quyết toán, bàn giao công trình theo đúng quy định về tham gia quản lý, bàn giao và tiếp nhận hoàn trả vốn công trình hạ tầng trên địa bàn được UBND tỉnh phê duyệt.

Theo ông Phúc, qua kiểm tra sơ bộ trong phạm vi giải phóng mặt bằng khu vực TĐC không có cột điện trung, hạ thế mà phần lớn là dây hạ thế sau công tơ. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống lưới điện tại khu KĐC Hương Sơ là một trong những hạng mục quan trọng đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, theo chủ trương của UBND tỉnh thì các dự án đầu tư hạ tầng khu TĐC phục vụ giải tỏa, phải thực hiện đầu tư đồng bộ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng (cấp điện, nước), đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

Đầu tư lưới điện tại khu TĐC Xuân Phú bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh

Đề án di dời, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế là một trong những nhiệm vụ, công trình, dự án trọng điểm của tỉnh. Tổng mức kinh phí di dời, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (giai đoạn 1 từ năm 2019-2021) khoảng hơn 2.800 tỷ đồng, trong đó có 2.938 hộ dân với 10.955 nhân khẩu sống trong khu vực I di tích Kinh thành Huế sẽ được di dời đến khu TĐC ở phường Hương Sơ (TP. Huế); Giai đoạn 2, thời gian thực hiện từ năm 2022-2025, với số hộ dân di dời là 1.263 hộ, tổng kinh phí giải phóng mặt bằng 855 tỷ đồng, kinh phí xây dựng các khu tái định cư 416 tỷ đồng.Từ nay đến hết tháng 9/2019, UBND tỉnh chỉ đạo UBND TP. Huế và các ban ngành phải di dời trên 500 hộ dân ra khỏi Kinh Thành và đến sinh sống tại khu TĐC Hương Sơ.

Tin, ảnh: Thanh Hương