Người đi làm băng qua cầu London ở trung tâm thủ đô London, Anh. Ảnh: AFP

Điều này củng cố thêm các dấu hiệu cho thấy, sự không chắc chắn của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit đang thúc đẩy các công ty thuê nhân công thay vì đầu tư dài hạn vào thiết bị.

Văn phòng Thống kê quốc gia Anh cho biết, tổng thu nhập, bao gồm tiền thưởng tăng trưởng ở mức thường niên 3,5% trong 3 tháng tính đến tháng 2/2019, khớp với dự báo trung bình trong cuộc thăm dò ý kiến ​​của các nhà kinh tế do Hãng tin Reuters thực hiện. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ giữa năm 2008.

Bên cạnh đó, thu nhập trung bình hàng tuần, không bao gồm tiền thưởng tăng 3,4%, cũng phù hợp với cuộc thăm dò của Reuters.

Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng việc làm có thể phản ánh sự lo lắng của các doanh nghiệp đã quyết định cắt giảm đầu tư, khiến họ có nhiều khả năng thuê những người lao động, những người có thể bị sa thải trong trường hợp suy thoái kinh tế.

Cũng theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh, 179.000 việc làm đã được bổ sung trong 3 tháng tính đến tháng 2/2019.

“Thị trường việc làm duy trì sự mạnh mẽ, với số lượng người có việc làm tiếp tục gia tăng”, nhà thống kê của ONS, ông Matt Hughes nói thêm.

Sức mạnh của thị trường lao động đang thúc đẩy việc đo lường chính thức đối với tiền lương nhanh hơn dự báo của Ngân hàng Trung ương Anh, khiến một số nhà kinh tế cho rằng, ngân hàng này có thể tăng lãi suất một khi sự không chắc chắn về Brexit mở rộng.

Trước đó hồi tháng 2, Ngân hàng Trung ương Anh dự báo, tăng trưởng tiền lương sẽ chậm lại còn 3% vào cuối năm 2019, khi nền kinh tế cảm thấy những ảnh hưởng từ sự bất ổn của Brexit và suy thoái toàn cầu.

Ngân hàng này cũng lưu ý, nền kinh tế của Vương quốc Anh sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong một thập kỷ trong năm nay, ngay cả khi tránh được cú sốc của một Brexit không thỏa thuận.

Được biết, tốc độ tăng trưởng tiền lương nói trên vẫn chậm hơn so với mức tăng 4%, đã được chứng kiến trước cuộc khủng hoảng tài chính.

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNBC & Reuters)