Trụ sở của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: Financial Times

Tuy nhiên, WB nhận định, các nền kinh tế của khu vực đã vượt qua biến động của thị trường tài chính trong năm 2018 tương đối tốt, nhờ khung chính sách hiệu quả và các yếu tố cơ bản mạnh mẽ, bao gồm nền kinh tế đa dạng, tỷ giá hối đoái linh hoạt,…

Bên cạnh đó, nhu cầu nội địa vẫn duy trì mạnh mẽ ở hầu hết khu vực, một phần bù đắp tác động của hoạt động xuất khẩu chững lại.

Cụ thể, tăng trưởng ở Indonesia và Malaysia được dự báo sẽ không thay đổi trong năm 2019; trong khi tốc độ tăng trưởng ở Thái Lan và Việt Nam dự kiến giảm nhẹ vào năm 2019, lần lượt còn 3,8% và 6,6%.

Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng của những nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực duy trì sự thuận lợi. Các dự án cơ sở hạ tầng lớn dự kiến ​​sẽ thúc đẩy tăng trưởng ở Lào và Mông Cổ. Tăng trưởng của Campuchia được dự báo tiếp tục mạnh mẽ, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với năm 2018.

Tại Papua New Guinea, tăng trưởng dự kiến mở rộng trong năm nay, khi nền kinh tế này phục hồi sau trận động đất nghiêm trọng xảy ra hồi năm 2018. Tăng trưởng ở Fiji cũng dự kiến tiếp tục khởi sắc.

“Mặc dù triển vọng kinh tế đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chủ yếu là tích cực, cần lưu ý rằng khu vực này tiếp tục phải đối mặt với áp lực bắt đầu từ năm 2018 và điều đó vẫn có thể có tác động bất lợi. Sự không chắc chắn tiếp tục xuất phát từ một số yếu tố, bao gồm sự giảm tốc hơn nữa ở các nền kinh tế tiên tiến, cũng như những căng thẳng thương mại chưa được giải quyết...”, ông Andrew Mason, Quyền chuyên gia kinh tế trưởng của WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nhấn mạnh.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Worldbank)