Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước của tỉnh hướng đến xây dựng chính quyền điện tử

Mặc dù không giữ được vị trí thứ nhất như năm 2017, nhưng điểm số năm 2018 của tỉnh đạt cao hơn năm 2017 (0,857 điểm). Trong năm 2018, một số chỉ số khác tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nằm trong top dẫn đầu cả nước như: Chỉ số Ứng dụng CNTT trong hoạt động xếp thứ 2 (0,897 điểm); chỉ số Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử) đứng thứ nhất (0,980 điểm); chỉ số Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT và chỉ số Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT đạt điểm tối đa (1,000 điểm) đồng hạng nhất cùng một số địa phương khác.

Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, Thừa Thiên Huế đang từng bước khẳng định mình là một địa phương đủ tầm và lực để trở thành một tỉnh phát triển mạnh về CNTT trong cả nước.

Hiện, tỉnh đang xây dựng các quy định về ứng dụng, phát triển CNTT tuân thủ các quy định của pháp luật về CNTT, phù hợp với thực tế tại địa phương, đảm bảo quản lý theo kịp sự phát triển; xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu - phát triển, sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ CNTT; hoàn thiện hạ tầng CNTT tập trung của tỉnh, có khả năng dự phòng, đáp ứng các dịch vụ hạ tầng cơ bản, ứng dụng hiệu quả công nghệ điện toán đám mây; hướng đến ứng dụng CNTT rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao; tập trung phát triển CNTT; phát triển nguồn nhân lực CNTT, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới; tăng cường nâng cao nhận thức và năng lực hợp tác quốc tế cho cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp CNTT; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo...

Tại bảng xếp hạng về tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng xếp ở vị trí đầu bảng, tiếp đó là Thừa Thiên Huế. Các tỉnh tiếp theo đứng trong top 10 gồm: Quảng Ninh, Bình Dương, Lâm Đồng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Thanh Hóa và Bình Định. 

Tin, ảnh: Thái Bình