Ô nhiễm biển đang là vấn nạn toàn cầu đáng lưu tâm. Ảnh: Packaging Digest

Ngoài ra, Ngân hàng châu Á cũng lên kế hoạch hỗ trợ hoạt động du lịch và đánh bắt bền vững ở khu vực này.  

“Đại dương trong lành không chỉ rất cần thiết đối với hành tinh chúng ta, mà còn rất quan trọng đối với hàng triệu người sinh sống tại châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, đại dương đang đối mặt với nguy hiểm”, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao nhấn mạnh.

Trước tình trạng nhiệt độ của nước đang ngày càng tăng cao, nước thải không được xử lý đúng quy trình và ô nhiễm nhựa đang từng bước phá hoại cảnh quan đại dương, vị chủ tịch cảnh báo: “Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, cho đến năm 2050, 90% rạn san hô của khu vực sẽ chết”.

Thực hiện hóa chiến lược cứu lấy đại dương, 5 tỷ USD của ADB sẽ được sử dụng tập trung vào 4 lĩnh vực chính, bao gồm cả khía cạnh phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển bền vững. Kế hoạch viện trợ được triển khai với mục đích giúp các quốc gia trong khu vực giảm sử dụng sản phẩm nhựa, tăng cường tái chế chất thải nhựa, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề ô nhiễm biển khác. ADB cũng sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để thu hút nhiều đầu tư vào khu vực tư nhân hơn.

Trong một diễn biến có liên quan, dự kiến các biện pháp giải quyết ô nhiễm biển sẽ được nhấn mạnh hơn nữa tại chương trình nghị sự diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 tổ chức ở Osaka (Nhật Bản) vào tháng 6 tới.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)