22 tác phẩm được dàn dựng chu đáo, thể hiện sự đa tài của các cô giáo mầm non khi chuyển tải các nội dung gần gũi với trẻ. Các trường đã đem đến chương trình những tiết mục mang đậm nét văn hóa của vùng miền, cùng những tiết mục được cải biên mang tính đặc trưng của mỗi địa phương.

Tiết mục của Trường mầm non Hoa Mai  biểu diễn tại liên hoan 

Cuộc thi đã phát huy được khả năng sáng tạo và năng khiếu âm nhạc của giáo viên và trẻ mầm non. Đây là cơ hội để giáo viên được giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc đưa các làn điệu dân ca vào trường mầm non để giáo dục cho trẻ. Việc đưa di sản văn hóa, các làn điệu dân ca Thừa Thiên Huế vào giảng dạy trong chương trình giáo dục mầm non là một giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa của quê hương, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên và trẻ trong quá trình gìn giữ, bảo tồn (một cách khoa học) để di sản văn hóa ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, có sức sống bền vững.

Sau liên hoan, Sở sẽ chỉ đạo các phòng chuyên môn biên tập và làm hồ sơ cấp phép lưu hành các tác phẩm nhằm xây dựng kho tư liệu, học liệu cho giáo dục mầm non tỉnh nhà.

Tin, ảnh: Thu Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày 11/5, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lien hoan “Sáng tác lời mới trên làn điệu dân ca địa phương, bậc học mầm non” .

22 tác phẩm được dàn dựng chu đáo, thể hiện  sự đa tài của các cô giáo mầm non khi chuyển tải các nội dung gần gũi với trẻ. Các trường đã đem đến chương trình những tiết mục mang đậm nét văn hóa của vùng miền, cùng những tiết mục được cải biên mang tính đặc trưng của mỗi địa phương.

 

Cuộc thi đã phát huy được khả năng sáng tạo và năng khiếu âm nhạc của giáo viên và trẻ mầm non. Đây là cơ hội để giáo viên được giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc đưa các làn điệu dân ca vào trường mầm non để giáo dục cho trẻ. Bởi lẽ, đưa di sản văn hóa, các làn điệu dân ca Thừa Thiên Huế vào giảng dạy trong chương trình giáo dục mầm non là một giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa của quê hương, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên và trẻ trong quá trình gìn giữ, bảo tồn (một cách khoa học) để di sản văn hóa ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, có sức sống bền vững.

 Sau liên hoan, Sở sẽ chỉ đạo các phòng chuyên môn biên tập và làm hồ sơ cấp phép lưu hành các tác phẩm nhằm xây dựng kho tư liệu, học liệu cho giáo dục mầm non tỉnh nhà.

Tin, ảnh: Thu Huế