ASEAN cần duy trì tính thống nhất để đối mặt với mọi rủi ro và thách thức. Ảnh: Khmer Times
Vị lãnh đạo nhận định: “Là một khối, ASEAN có thể tránh được các tác động bất lợi gây ra bởi bối cảnh toàn cầu nhiều bất ổn. Ngoài ra, khu vực có thể xây dựng một trật tự quốc tế cởi mở, minh bạch, toàn diện dựa trên quy tắc và đảm bảo tất cả mọi người đều được hưởng lợi ích từ quá trình hội nhập khu vực và xây dựng cộng đồng”.
Thêm vào đó, kiến trúc an ninh khu vực do ASEAN điều khiển là một mạng lưới đa tầng và toàn diện. Trong khu vực, tinh thần ASEAN là hành động tham khảo, thảo luận lẫn nhau và đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên sự đồng thuận. Trong một ý kiến có liên quan, ASEAN được đánh giá rất cao và được coi là lá chắn an ninh đáng tin cậy, là chất xúc tác cho sự thịnh vượng và năng động của kinh tế khu vực. Khả năng xã hội hóa của ASEAN khá tốt và khu vực cũng rất thành công trong công tác khuyến khích các cường quốc hành xử hòa bình và có trách nhiệm, cũng như cho phép các thành viên thực hiện tốt chiến lược đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro...
Tuy nhiên, một thách thức lớn là các chủ thể quốc gia trong khu vực không có quan điểm chung về những yếu tố cầu thành trật tự dựa trên quy tắc. Ngoài ra, việc thực thi các quy tắc và chuẩn mực cũng còn khá yếu do thể chế đa phương trong khu vực vẫn còn lỏng lẻo.
Để giải quyết vấn đề này, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương hiệu quả là một trong những mục tiêu về chính sách đối ngoại quan trọng của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cùng lúc, để đối phó với bất ổn, ASEAN cần điều chỉnh những mối quan hệ ngoài khu vực nhằm đảo bảo sự liên kết, hợp tác phù hợp với nguyên tắc đã đặt ra.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ Khmer Times)