Không kể các niệm phật đường, các chùa khuôn hội, hiện nay ở Huế còn lưu giữ, bảo tồn trên 100 ngôi chùa cổ, trong đó có hàng chục tổ đình, các nghi lễ Phật giáo và hoạt động Phật sư tôn nghiêm. Các tín đồ Phật giáo chiếm 60% dân số toàn tỉnh. Bởi vậy, đối với đời sống, suy nghĩ, quan niệm của người xứ Huế nói chung và người con hướng Phật nói riêng, tư tưởng Phật giáo đóng vai trò rất quan trọng.
Hàng ngàn người con xứ Huế tham gia chào đón Đại lễ Phật Đản mỗi năm
Nhân sự kiện Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vesak 2019, cũng là lúc nhìn nhận và nhân rộng hơn những nét đẹp chân, thiện, mỹ trong sự hợp nhất giữa con người xứ Huế và giáo điều Phật giáo.
Trong đó, một loại kiến trúc nghệ thuật nêu bật nét đẹp chân, thiện, mỹ trong giáo điều Phật giáo được lưu truyền, phải kể đến chính là tượng Thập Bát La Hán. Mặc dù Huế là kinh đô của Phật giáo với không ít các chùa chiền nổi danh, nhưng không phải ở đâu cũng có thể tìm gặp kiến trúc độc đáo này.
Tại Hương An Viên, du khách có thể tham quan nhiều kiến trúc điêu khắc tinh xảo của Phật giáo
Ấy vậy mà ở công viên nghĩa trang sinh thái Hương An Viên (Hương Trà, TT Huế) lại mang đến ấn tượng sâu sắc bởi tượng Thập Bát La Hán điêu khắc hoàn toàn từ đá trắng nguyên khối quý hiếm cao gần gấp đôi người thường, dưới bàn tay điêu luyện của nghệ nhân đá nổi tiếng nhất Việt Nam, mang đến sinh khí tuyệt tác cho từng pho tượng. Thần thái biểu cảm, dung mạo vô thường của mỗi pho tượng tạo nên những đặc sắc cá tính của từng vị La Hán mà hiếm bộ tượng La Hán nơi đâu trên đất Việt có thể sánh bằng. Lại có sông núi tựa đầu, phong thủy hữu tình, kết hợp cùng sự độc đáo trong tượng Thập Bát La Hán, Hương An Viên là nơi có thể tiêu trừ những phiền não trong tâm, yên tĩnh mà hướng lòng thiện tâm của Phật giáo.
Hình ảnh lễ Trai đàn tỏ lòng thành kính tại công viên nghĩa trang sinh thái Hương An Viên (Hương Trà, TT Huế)
Bên cạnh tượng Thập Bát La Hán, du khách đến Hương An Viên còn có thể tham quan nghệ thuật Địa Tạng Vương Bồ Tát từ đá trắng khối cao hơn 4m lần đầu xuất hiện tại Huế với đường nét tinh xảo. Bàn tay nghệ nhân đã mang “hồn” uy nghiêm của ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, bảo vệ, chở che cho những mộ phần nương tựa nơi cõi u minh. Cũng như tượng Thủ, tượng trưng bàn tay Phật với bánh xe luân hồi, hướng về các khuôn viên mộ tại Hương An Viên cũng mang đến ý nghĩa cao đẹp của đạo Phật hiền từ. Chọn một điểm tựa từ trên cao, du khách có ngắm được toàn cảnh sắp xếp khuôn viên có chủ ý của Hương An Viên, thấy được cái nhìn nhẹ nhàng về chuyển kiếp con người, hướng con người đến cốt lõi chân lý Phật giáo.
Những biểu tượng Phật giáo tại Hương An Viên lần đầu xuất hiện tại Huế, mang đến cái nhìn nhẹ nhàng trong luân hồi chuyển kiếp
Trong sự giao thoa, tương tác giữa Phật giáo và tâm thức con người Huế, đã làm phát sinh nhiều nét văn hóa cao đẹp trong nếp sống thực tiễn, mà cụ thể nhất thể hiện qua hai chữ hiếu thuận. Đứng về mặt đạo giáo hay văn hóa con người nơi đây, “hiếu thuận” luôn có ý nghĩa cao quý hơn tất cả. Hoa cỏ cây cối cắm rễ dưới lòng đất, dòng suối sông ngòi bắt nguồn từ núi cao. Vạn vật đều có nguồn cội của mình để hướng về.
Với Hương An Viên, “hiếu thuận” sẽ có phần vẹn tròn bởi không khí gia đình cho người dương thế, không khí an yên cho người đã khuất, thiên nhiên hài hòa, bình dị đến lạ. Để mỗi lần ghé thăm Hương An Viên, bạn cùng gia đình lại có cơ hội chiêm nghiệm lời răn kinh Phật, ngẫm đến lại một lần nhớ đến đạo hạnh tốt đẹp của con người Huế, một bản sắc văn hóa vốn có của đất Huế.
Côngviên nghĩa trang sinh thái Hương An Viên Thôn An Hòa, phường Hương An, xã HươngTrà, Thừa Thiên Huế Hotline: 0901661618 Website: https://www.huonganvien.com.vn/ |