Bệnh sởi lây lan chủ yếu ở trẻ em trong độ tuổi đi học có cha mẹ từ chối chủng ngừa vắc-xin cho con. Ảnh: AFP

Trước đó vào năm 2000, Mỹ đã tuyên bố loại bỏ bệnh sởi; tuy nhiên, các quan chức của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo, quốc gia này có nguy cơ mất đi tình trạng loại bỏ bệnh sởi.

Trong một tuyên bố, CDC cho hay, có tổng cộng 963 trường hợp mắc bệnh sởi ở Mỹ hồi năm 1992.

Căn bệnh này lây lan chủ yếu ở trẻ em trong độ tuổi đi học, khi cha mẹ từ chối tiêm vắc-xin cho chúng.

"Bệnh sởi có thể phòng ngừa được và cách để chấm dứt đợt bùng phát này là đảm bảo tất cả trẻ em và người trưởng thành có khả năng chủng ngừa vắc-xin, được chủng ngừa vắc-xin", Giám đốc CDC, ông Robert Redfield nhấn mạnh trong một tuyên bố.

"Tôi muốn cam đoan một lần nữa với các bậc cha mẹ rằng, vắc-xin là an toàn; chúng không gây ra bệnh tự kỷ", ông Robert Redfield lưu ý thêm.

Cũng theo nguồn tin trên, các cộng đồng ở Rockland và Brooklyn của thành phố New York đang phải đối phó với dịch sởi đã kéo dài gần 8 tháng. Những trường hợp mắc bệnh sởi khác cũng xảy ra ở tiểu bang Oklahoma và Washington.

Cách đây nhiều thập kỷ, trước khi vắc-xin sởi được sử dụng rộng rãi, khoảng 3-4 triệu người bị nhiễm căn bệnh này mỗi năm ở Mỹ, với 400-500 ca tử vong mỗi năm.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)