Ảnh minh họa: Livemint

Được biết, Facebook, Google, Amazon và nhiều công ty công nghệ lớn khác phải đối diện với rất nhiều chỉ trích về việc cố tình cắt giảm hóa đơn thuế bằng cách khai lợi nhuận đặt tại các quốc gia chịu mức thuế thấp. Hành động này được coi là không công bằng.

Với quy định mới, các công ty đa quốc gia sẽ chịu gánh nặng thuế cao hơn, song cùng lúc, các quốc gia như Ireland cũng sẽ gặp nhiều khó khăn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với lời hứa về thuế suất doanh nghiệp cực thấp.

Thông cáo chính thức của buổi họp về vấn đề này ghi rõ: “Chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ trong thời gian gần đây nhằm giải quyết thách thức về thuế đang ngày càng tăng do kỹ thuật số. Đồng thời, cũng dành nhiều lời tán dương về chương trình đầy tham vọng bao gồm cách tiếp cận 2 trụ cột. Chúng tôi cam kết sẽ tăng gấp đôi nỗ lực cho một giải pháp được tạo ra dựa trên sự đồng thuận trong bản báo cáo cuối cùng công bố vào năm 2020”.

Trong giai đoạn bàn bạc, Anh và Pháp là hai quốc gia có nhiều ý kiến đóng góp nhất vào các phương án đánh thuế các công ty công nghệ lớn, trong đó tập trung vào việc gây ra nhiều khó khăn khi các công ty chuyển lợi nhuận khổng lồ sang các khu vực có pháp lý thuế thấp, cũng như đưa ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu là bao nhiêu.

Trong cách tiếp cận hai trụ cột nêu trên, trụ cột đầu tiên là phân chia quyền đánh thuế công ty và công nghệ dựa vào số lượng doanh nghiệp công ty sở hữu tại một quốc gia, ngay cả khi công ty này không đặt trụ sở tại quốc gia đó. Trong trường hợp nếu các công ty vẫn chuyển lợi nhuận sang các nước có mức thu thuế thấp, thì các quốc gia này có thể áp dụng mức thuế toàn cầu tối thiểu – đúng như những gì được đồng thuận và soạn thảo trong trụ cột thứ hai.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)