Ảnh minh họa: CNBC

Tuy nhiên, nhiều khả năng trong thời gian tới, vị thế này có thể sẽ thay đổi, nhất là khi sự phát triển đang trải rộng khắp khu vực châu Âu, châu Á và Trung Đông, kết luận rút ra từ Báo cáo các thành phố toàn cầu 2019 thực hiện bởi công ty tư vấn quản lý A.T. Kearney cho hay.

Trong vòng 10 năm liên tiếp, dựa vào nhiều yếu tố như hoạt động kinh doanh, văn hóa, nguồn nhân lực, cam kết chính trị và khả năng trao đổi thông tin, ba vị trí đầu tiên gọi tên các thành phố cạnh tranh hàng đầu thế giới luôn lần lượt là New York, London và Paris.

Trong đó, New York được đánh giá rất cao về hoạt động kinh doanh và nguồn nhân lực, trong khi Paris dẫn đầu về khả năng trao đổi thông tin và London nổi bật về văn hóa.

Tuy nhiên, bức tranh ngắn hạn vẽ ra bởi A.T.Kearney cũng cho thấy triển vọng trong tương lai có nhiều thay đổi. Cụ thể, Báo cáo triển vọng các thành phố toàn cầu năm 2019, dựa vào các yếu tố mới như phúc lợi cá nhân, kinh tế, đổi mới và chính phủ đã cho ra một danh sách các thành phố có thể sẽ trở thành trung tâm toàn cầu. Trong đó, London leo lên vị trí đầu tiên, tăng 2 hạng so với năm 2018 nhờ vào sự phát triển tương đối ổn định bất chấp vấn đề Brexit đang diễn biến phức tạp. Singapore cũng vượt lên và xếp vị thứ 2, theo sau đó lần lượt là San Francisco (thứ 3), Amsterdam (thứ 4), Paris (5), Tokyo (6), Boston (7), Munich (8), Dublin (9) và Stockholm (10).

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)