Cụ thể: Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa (SGK) thực hiện theo quy định tại Điều 17, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK có nhu cầu thẩm định sách giáo khoa cần thực hiện thông qua đơn vị đề nghị thẩm định là các nhà xuất bản đáp ứng các yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 33.

Mẫu đơn đề nghị thẩm định SGK như quy định tại Thông tư 33.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ ngày 1/7/2019 đến hết ngày 15/7/2019 trong giờ hành chính.

Nếu hồ sơ gửi qua bưu điện, thời gian được tính theo ngày của dấu bưu điện đóng trên bưu phẩm. Địa điểm: Bộ GD&ĐT, số 35 đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Từ 1/7/2019: Bộ GDĐT tiếp nhận hồ sơ thẩm định SGK lớp 1 - 1

SGK giáo dục phổ thông mới chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 sẽ triển khai ở cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 ở cấp THCS và từ năm học 2022 - 2023 là cấp THPT. (Ảnh: Mỹ Hà).

Tại kỳ họp thứ 7 khóa 14 vào tháng 5/2019, Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục, trong đó có nội dung quy định có một số SGK cho mỗi môn học; Bộ trưởng GD&ĐT chịu trách nhiệm về về chất lượng và quyết định ban hành SGK sử dụng trong cả nước.

Theo lộ trình áp dụng chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới được Quốc hội quy định trước đó (năm 2017), chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 sẽ triển khai ở cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 ở cấp THCS và từ năm học 2022 - 2023 là cấp THPT.

Ngoài NXB Giáo dục Việt Nam, hiện có 6 NXB khác được phép xuất bản SGK, gồm: NXB ĐHQG Hà Nội, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, NXB ĐH Sư phạm TP.HCM, NXB ĐH Huế và NXB ĐH Vinh. Một số NXB đã có liên kết với các tổ chức, cá nhân thực hiện việc biên soạn SGK, có khả năng hoàn thành bản mẫu SGK lớp 1 trình hội đồng quốc gia thẩm định, phục vụ năm học 2020 - 2021.

Theo Dân trí