Hậu quả của việc đánh bắt bằng các phương tiện hủy diệt khiến lượng tôm cá trên đầm phá Tam Giang ngày càng ít đi cũng đồng nghĩa với việc người dân sống bằng nghề đánh bắt, khai thác thủy hải sản ở các xã ven phá ngày càng khó khăn, thu nhập ít. Dù thế, họ vẫn ý thức được trách nhiệm của mình khi gắn đánh bắt, khai thác thủy sản với bảo vệ môi trường. Vì thế, gần đây, người dân làng Minh Hương, xã Điền Hải (Phong Điền) và một số vùng lân cận đã họp bàn và triển khai chia khu vực đánh bắt để làm trộ sáo (vây lưới và cắm cọc tre để đặt sáo) để đánh bắt, tôm cá bằng phương pháp tự nhiên, ít ảnh hưởng môi trường.
Với cách làm này, dù lượng thủy sản đánh bắt có thể không nhiều bằng các phương tiện hủy diệt, song người dân các xã ven phá vùng Ngũ Điền vẫn hài lòng, bởi mục đích cao nhất của họ vẫn là giữ nghề, giữ đầm phá.
Thừa Thiên Huế Cuối tuần trân trọng giới thiệu các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản bằng nò sáo ở các xã ven phá vùng Ngũ Điền qua chùm ảnh của CTV Đăng Tuyên!
Khi mặt trời vừa ló dạng cũng là lúc các ghe khai thác nò sáo chuẩn bị cập bến mang cá tôm lên bờ
Từ chiều hôm trước, người dân kiểm tra ghe và nò sẵn sàng cho chuyến đánh bắt
Để đảm bảo không bị trộm
4 giờ sáng, họ rời nhà lên ghe
Hồi hộp chờ thành quả
Những loài cá có giá trị kinh tế cao được để riêng
Phân loại trước khi bán
Gần sáng, các thương lái đến ghe thu mua
Niềm vui bội thu tôm cá