Tổ chức hoạt động đọc sách ngoài trời cho học sinh tại Trường tiểu học số 1 Hương Hồ, Hương Trà

Hội thảo tập trung tìm hiểu, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác xã hội trường học theo Thông tư số 33/2018/TT - BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn công tác xã hội trong trường học. Đại diện các cơ sở giáo dục còn được các chuyên gia hướng dẫn kết nối nguồn lực với các tổ chức, cá nhân ngoài cộng đồng nhằm giải quyết các vấn đề của nhà trường.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Hiệp Thương, Trưởng khoa Công tác xã hội Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ, nhằm giải quyết từ gốc rễ các vấn đề nổi cộm trong học đường, các cơ sở giáo dục cần có những người có kiến thức, kỹ năng và được đào tạo chuyên sâu về công tác xã hội (tham vấn, tư vấn tâm lý,…). Để phát triển đội ngũ, các cơ sở giáo dục phải sớm tổ chức, thành lập phòng tư vấn tâm lý, phòng công tác xã hội trong trường học; đồng thời, tập huấn chuyên sâu cho các cán bộ, tổng phụ trách đội, bí thư đoàn hoặc giáo giáo viên chủ nhiệm về công tác trên.

Lâu dài, Tiến sĩ Nguyễn Hiệp Thương cho rằng, mỗi trường cần 1 - 2 nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp được đào tạo bài bản ít nhất là trình độ cử nhân công tác xã hội nhưng đi sâu vào chuyên ngành công tác xã hội trường học. Công tác xã hội trường học đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ học sinh giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, đạt kết quả học tập tốt nhất và phát huy hết tiềm năng của mình.

Ngày 10/7, hội thảo tập trung tập huấn nội dung hỗ trợ học sinh khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp trong nhà trường đến các thầy cô giáo và đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Tin, ảnh: Huế Thu