Mực nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của các cộng đồng ven biển ở Đông Nam Á. Ảnh: LHQ/Flickr
Khu vực này, với khoảng 650 triệu dân, đặc biệt có nguy cơ vì mật độ dân số đặc trưng của nó. Thực tế, hiện có khoảng 450 triệu người đang sống ở các khu vực ven biển thấp.
Theo các nhà nghiên cứu, mỗi năm thủ đô Jakarta của Indonesia đang chìm khoảng 17 cm do các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và thương mại. Hậu quả cũng sẽ rất nghiêm trọng đối với các quốc gia như Singapore, nơi 30% diện tích quốc đảo nằm thấp hơn 5m so với mực nước biển trung bình.
Phát biểu trong một diễn đàn về môi trường tuần trước, Bộ trưởng Môi trường và Tài nguyên nước Singapore Masagos Zulkifli nhấn mạnh “biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự sống còn của nhân loại, và khoa học khí hậu đang cho thấy vấn đề không còn là việc liệu mực nước biển có dâng lên hay không mà là khi nào nước biển sẽ dâng và dâng bao nhiêu…”. Tuy nhiên ông cũng cho rằng, nếu các mục tiêu phát thải của Hiệp định khí hậu Paris được đáp ứng, các quốc gia sẽ có thể thích ứng với tốc độ thay đổi mực nước biển và hệ sinh thái ven biển trong khu vực cũng sẽ tiếp tục được sống và phát triển mạnh.
Do đó, những thay đổi cần phải được thực hiện nhanh chóng. Các chính phủ có thể làm nhiều hơn để tăng tốc các hành động, trong đó có thể cân nhắc việc tạo ra các khuôn khổ luật pháp phù hợp để làm nền tảng, đồng thời đẩy mạnh “tăng trưởng xanh”.
“Các chính phủ cần phải hành động nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa”, bà Kneller, người đứng đầu một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế kêu gọi.
TỐ QUYÊN
(Lược dịch từ Eco-business)