Ảnh chụp hiện tượng lấn sông - minh họa từ internet
Đâu phải do trời mưa nặng hạt mà do người chẳng “thuận thiên”. Khe suối trên vùng cao là do trời đất tạo ra, đó là những đường thoát nước ra sông. Ngay cả những con hói, con lạch ở vùng thấp, người xưa khơi đào, thường dựa vào sự quan sát dòng nước chảy khi mưa lớn. “Thuận thiên” là như thế. Còn người đời nay quá hãnh tiến, cần chi trời đất, cứ có sức là dựng là xây và tệ nhất là lấn suối, lấn khe, lấn hói, lấn lạch. Thậm chí, còn tự do lấp luôn dòng cháy để mở rộng mặt bằng.
 
Một thói tệ khá phổ quát là xả rác, ngày xưa các loại rác như lá chuối lá sen…có thể phân hủy nhanh, bây giờ rác hiện đại có những bao polyme đủ cỡ. Những cái bao không phân hủy này là thủ phạm bít dòng chảy ở cống rãnh. Và những tường bao bê tông của nhà các đại gia trên sườn đồi cũng góp phần cản dòng chảy, tạo những hồ chứa cỡ nhỏ để “cung cấp nước” cho những con đường và những nhà ở chân đồi, gây lụt cục bộ.
 
TP Huế từng cử cán bộ đi học quy hoạch đô thị ở các nước tiên tiến. Hình như các vị học chưa tới chốn và làm quy hoạch chưa được tốt. Nói thật thì mất lòng,  nhưng sự thật của cuộc sống thì không che được. Nên chăng nhà nước cần phạt nặng những hành vi phá hại môi trường kiểu ấy và đưa vào học đường nội dung giáo dục công dân những tác hại nêu trên.
 
                                                                                                              Hà My