Tokyo nhắm mục tiêu dẫn đầu danh sách Chỉ số sức mạnh thành phố toàn cầu. Ảnh: CNN

Đây là năm thứ 3 liên tiếp thủ đô Nhật Bản đạt vị thứ này.

Chỉ số sức mạnh thành phố toàn cầu đã được thực hiện và phát hành chính thức từ năm 2008 và trong nhiều năm Tokyo luôn đứng vị thứ 4 trong danh sách. Đến năm 2016, thành phố này vượt qua Paris – nơi chịu ảnh hưởng bởi khủng bố vào năm 2015 để lọt vào Top 3. Tuy nhiên, theo nhận định của một quan chức cấp cao thuộc chính quyền đô thị Tokyo, hiện thành phố này đang trong đà cạnh tranh khốc liệt nhằm tận dụng Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 để giành vị thứ đầu bảng.

Được biết, Tokyo luôn coi London là đối thủ nặng ký. Trong đó London luôn đứng đầu Chỉ số sức mạnh thành phố toàn cầu kể từ khi đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic 2012. Do đó, Thế vận hội Tokyo 2020 lần này chính là cơ hội lý tưởng để Tokyo lập thành tích. Các từ khóa để mô tả tương lai Tokyo sau Thế vận hội là “đổi mới” và “cải tiến”.

Sau nhiều thiệt hại nghiêm trọng trong các cuộc công kích của Thế chiến thứ II, đại thảm họa động đất Kano xảy ra vào năm 1923 và cả sự xuống cấp của cơ sở vật chất theo thời gian mặc dù đã được củng cố trong quá trình tái thiết, hiện tuyến tàu Shinkansen nối liền Tokyo và Nagoya dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động vào năm 2027, đánh dấu bước thay đổi đáng kể cho Tokyo nói riêng và Nhật bản nói chung sau Thế vận hội 2020.

Sau năm 2020, chính quyền đô thị hình dung rằng từ năm 2024, hầu hết phương tiện lưu thông trên đường phố Tokyo sẽ là xe tự lái. Vấn nạn tắc nghẽn giao thông sẽ giảm đi đáng kể nhờ sự kết hợp với các hệ thống cảnh báo tắc nghẽn sử dụng trí thông minh nhân tạo và dữ liệu lớn. Những con đưòng thường xuyên tắc nghẽn sau khi khắc phục sẽ thoáng rộng hơn, có nhiều cây xanh hơn...

Ngoài giao thông, mục tiêu cụ thể cũng được đặt ra cho môi trường. Mặc dù là một mục tiêu vô cùng tham vọng, song cắt giảm lượng khí thải Carbon Dioxide bằng 0 sẽ là mục tiêu lớn đặt ra cho năm 2050. Chính quyền thành phố cũng cam kết giảm 40% việc đốt rác thải nhựa vào năm 2030 và tăng gấp đôi cơ sở sạc điện cho xe ôtô điện lên thành 5.000 địa điểm vào năm 2025.

Về du lịch, Tokyo có nhiều kế hoạch, trong đó sẽ áp dụng công nghệ để tiêu chuẩn hóa các biển báo với nhiều thứ tiếng, giúp du khách dễ dàng đọc hiểu thông tin khi chọn du lịch tại đây.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN)