Xu thế già hoá thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Ảnh: China Daily

Trong khi già hóa dân số đặt ra một số vấn đề xã hội quan trọng ở ASEAN như làm sao để đảm bảo hội nhập xã hội và kinh tế cho người cao tuổi cũng như có hệ thống an sinh xã hội phù hợp, thì xu thế dân số già cũng mang đến nhiều cơ hội kinh doanh với nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ mới nhằm hỗ trợ cho sự lão hóa nhanh chóng của dân số trong khu vực.

Một số sáng kiến ​​khu vực nổi bậc có thể được kể đến như Sáng kiến ​​Y tế Nhật Bản - ASEAN hỗ trợ việc phát triển nguồn nhân lực theo hướng thúc đẩy lối sống lành mạnh, ngăn ngừa bệnh tật và nâng cao tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe trong ASEAN, và Sáng kiến ​​Bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân (UHC) Nhật Bản - ASEAN tập trung vào già hóa dân số, trong đó tập trung vào quá trình lão hóa dân số và khám phá các diễn đàn hợp tác trong tương lai hoặc cơ chế đối UHC bền vững và hướng đến quá trình lão hóa lành mạnh và tích cực.

Cuối tháng trước, Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) cùng với Ủy ban ASEAN tại Tokyo (ACT) đã tổ chức hội nghị chuyên đề kỷ niệm ASEAN 52, trong đó các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về những thách thức và cơ hội mới nổi xung quanh sự già hóa dân số ở ASEAN.

Theo Tiến sĩ Keiichiro Oizumi, giáo sư tại Đại học châu Á, và ông Eitaro Kojima thuộc Tổ chức Thương mại Đối ngoại Nhật Bản (JETRO), xu thế già hoá ở Đông Nam Á mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cụ thể cho các công ty Nhật Bản đầu tư vào các dịch vụ liên quan như dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế cho người cao tuổi.

Tổng thư ký Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) – ông Masataka Fujita cho rằng sự hòa nhập của người cao tuổi vào xã hội và nền kinh tế là chìa khóa cho sự phát triển bền vững. “Chúng ta không thể tránh già hóa dân số nhưng chúng ta có thể tránh các tác động bất lợi của xu thế này”, ông Fujita nhấn mạnh.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ AFP)