Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến phát biểu kết luận buổi làm việc

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Đề án, công tác giám định tư pháp trên địa bàn đã mang lại hiệu quả. Hiện, Thừa Thiên Huế có ba tổ chức giám định tư pháp công lập (Trung tâm pháp y, Trung tâm giám định pháp y tâm thần tỉnh, thuộc Sở Y tế; Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh với 61giám định viên) hoạt động khá ổn định. Chất lượng, kết quả hoạt động giám định được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong việc làm thủ tục bổ nhiệm giám định viên; cơ chế tài chính trong chi trả giám định tư pháp, cơ sở vật chất, máy móc...

Ông Nguyễn Việt Tiến biểu dương những kết quả đã đạt được của Thừa Thiên Huế trong quá trình thực hiện Đề án. Đồng thời yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh và Trung tâm Pháp y về lĩnh vực giám định pháp y, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Thứ trưởng Bộ Y tế ghi nhận những khó khăn của tỉnh trong công tác giám định tư pháp như: kinh phí, trang thiết bị còn hạn chế... kiến nghị các ban ngành liên quan và Chính phủ xem xét giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung đề nghị thời gian tới, các đơn vị liên quan cần làm tốt việc phối hợp liên ngành Y tế, Tư pháp, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân trong công tác giám định tư pháp; tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ trong ngành để đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi cho nhân dân đồng thời kiến nghị BCĐ Đề án và Bộ Y tế cần quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện hơn nữa cho Thừa Thiên Huế nguồn kinh phí, cơ sở vật chất trang thiết bị để các Trung tâm Pháp y hoạt động ngày càng có chất lượng.

 * Trước đó, Đoàn đã đến kiểm tra, làm việc tại Trung tâm Pháp y và Trung tâm Giám định pháp y tâm thần tỉnh.

Tin và ảnh: Minh Văn