- Bài toán này lạ quá mẹ ơi, không giống với định nghĩa.

Đó là hai câu c và d của bài tập số 67 trang 13 của sách “Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập nâng cao Toán lớp 6” của Nhà Xuất bản Thanh Hóa. Theo thói quen, trước những bài toán khó tôi đọc kỹ bài tập thì quả tình “bó tay”. Bài tập này thuộc bài học ‘Chia hai lũy thừa cùng cơ số’, cụ thể:
Câu c, (24 : 215) : 211 ; và câu d, (d14 : d 23): (d32 : d) (với d # 0)
Thấy tôi dò từng con số, con trai tôi vừa giải thích vừa giở sách Toán rồi chỉ vào định nghĩa và nói: “Đây này mẹ, phép chia hai lũy thừa có cùng cơ số là để nguyên cơ số rồi trừ các số mũ, với điều kiện số mũ của lũy thừa bị chia phải lớn hơn số mũ của lũy thừa chia”.
Đối chiếu định nghĩa với bài tập trên tôi đành khuyên con tạm gác lại bài tập đó. Vì là bài tập trong sách nâng cao, Toán lại không phải sở trường nên tôi còn e ngại đây là cách ra đề “mẹo” nên tìm một người bạn là giáo viên dạy Toán nhiều năm nhờ giúp đỡ. Vừa nhìn bài Toán anh trả lời ngay: “Đề bị sai chứ không phải mẹo đâu!”. Chúng tôi cùng nhau giở đáp án trong sách ra để tham khảo thì thấy cách giải là:
Câu c, (24 x 215) : 211 = 219 : 211 = 219 – 11 = 28
Và câu d cũng cách giải tương tự như vậy, bạn tôi giải thích chẳng qua đề bài chỉ sai mỗi dấu chia với dấu nhân. Thực lòng bản thân tôi vẫn thường xuyên gặp lỗi trên bàn phím, nhưng với lỗi sai của những nhà làm sách như thế này quả tình đã gây áp lực không nhỏ với học sinh. Rất mong người biên soạn và nhà xuất bản xem lại và có đính chính để học sinh không bị áp lực trong những trường hợp như thế này.
Đăng Việt