Mô hình chiếc máy bay SpaceJet của hãng Mitsubishi Heavy. Ảnh: Asian Nikkei Review

Những thất bại trong việc phát triển thân máy bay, trước đây có tên là Máy bay phản lực khu vực Mitsubishi, đã làm chậm quá trình đạt được phê chuẩn loại, một điều kiện tiên quyết cho các bay thương mại. Công ty mẹ Mitsubishi Heavy Industries đã tìm kiếm hỗ trợ từ các chuyên gia độc lập để xác định ngày giao hàng vào giữa năm 2020 đối với loại máy bay phản lực 90 chỗ ngồi này.

Mitsubishi Heavy đã khởi động dự án máy bay của mình vào tháng 3 năm 2008 với nhiều sự phô trương, nhằm phát triển dòng máy bay phản lực thương mại đầu tiên của Nhật Bản. Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ một thời sôi động của nước này gần như ngừng hoạt động do lệnh cấm sản xuất máy bay của Mỹ sau Thế chiến II. Gần đây, nó đã phát triển dần trở lại thông qua việc tham gia sản xuất các bộ phận máy bay và chiếc SpaceJet sẽ đánh dấu sự tái xuất toàn diện của ngành kinh doanh máy bay nước này.

Nhưng dự án đã gặp khó khăn với các vấn đề xuất phát từ việc thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức nảy sinh từ việc ngưng tham gia phát triển toàn bộ máy bay quá lâu của Nhật Bản.

Trong khi SpaceJet đang trải qua các bài kiểm tra bay, những thất bại như lỗi nối dây đã ảnh hưởng đến sự phát triển của một mẫu máy bay cuối cùng. Sự chậm trễ cũng đã phát sinh trong việc đạt được chứng nhận loại từ Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản.

Sau khi những khó khăn trong quá trình phát triển trở nên rõ ràng, hãng máy bay Mitsubishi bắt đầu âm thầm làm việc với các bên liên kết để điều chỉnh lộ trình ra mắt.

Việc đổi thương hiệu SpaceJet đã được công bố vào tháng 6 cùng với một phiên bản 70 chỗ nhỏ hơn, dự kiến được bàn giao vào năm 2023. Trong lần trì hoãn ra mắt thứ năm và gần đây nhất của máy bay phản lực này, vốn được công bố lần đầu vào tháng 1 năm 2017, hãng đặt mục tiêu ra mắt vào giữa năm 2020 và sẽ tham gia vận chuyển ngọn đuốc Olympic cho kỳ Thế Vận hội Tokyo vào mùa hè tới.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Asian Nikkei Review)