Cách tiếp cận của ASEAN về vấn đề biển Đông và ý nghĩa đối với Việt Nam. Ảnh minh họa: Dân trí

Đối với Việt Nam nói riêng, cách ASEAN quản lý vấn đề đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến các tính toán và quyết định hành động của Việt Nam khi giải quyết vấn đề này.

Việc ASEAN nói lên tiếng nói chung về các vấn đề quan trọng như chủ quyền và các vấn đề lãnh thổ đã và đang được xem xét trong những năm gần đây và biển Đông cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh thái độ của Trung Quốc trên biển Đông vẫn đang là vấn đề đáng quan tâm, nhiều khả năng ASEAN cuối cùng vẫn sẽ thiết lập nên một bộ quy tắc ứng xử để tránh xảy ra các va chạm, sự cố hàng hải.

Trong những năm qua, vấn đề biển Đông ngày một gia tăng căng thẳng. Malaysia, Philippines và Việt Nam đều đang đối phó với hành động của Trung Quốc, mặc dù mỗi nước đều thực hiện ở mức độ khác nhau và thông qua các con đường khác nhau.

Trong số 3 quốc gia, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng đặc biệt từ các hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông, cùng lúc, sự phản kháng của Việt Nam cũng là mạnh mẽ nhất trong số các nước ASEAN. Từ tháng 7 năm nay, Trung Quốc đã đưa 1 tàu khảo sát và ít nhất 4 tàu khác vào Bãi Tư Chính - vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam biển Đông. Trước những hành động sai phạm này, Việt Nam đã triển khai nhiều hành động đối phó bằng các tàu cảnh sát biển của mình. Được biết, Việt Nam vẫn đang nỗ lực theo đuổi việc giải quyết vấn đề bằng phương pháp ngoại giao với tư thế cứng rắn.

Trong một thông tin có liên quan, tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước Quốc hội rằng: “Những gì đang xảy ra ở biển Đông trong thời gian gần đây đang trở nên phức tạp, bao gồm cả những vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc đã được luật pháp quốc tế xác nhận. Bộ Ngoại giao Việt Nam nhắc lại, Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, được phân định từ bờ biển Việt Nam theo đúng Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1992. Bãi Tư Chính không phải là khu vực tranh chấp hoặc có khiếu nại chồng chéo.

Bất chấp sự hiện diện rất lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và đầu tư ở khu vực Đông Nam Á, việc ASEAN tham gia giải quyết các vấn đề như biển Đông dù sao cũng rất quan trọng. Ngoại giao vẫn tiếp tục là một trong số những con đường mà Việt Nam theo đuổi áp dụng để quản lý vấn đề này. Cộng thêm việc Việt Nam sẽ đảm nhận chức vụ Chủ tịch luân phiên của khối trong năm 2020 tới, Hà Nội sẽ phải nỗ lực hơn nữa để cân bằng lợi ích kinh tế và chiến lược của ASEAN với các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, bên cạnh công tác giải quyết các vấn đề xảy ra trong khu vực và trên thế giới.

Đan Lê (Lược dịch từ The Diplomat)