Khói mù bao phủ thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 10/9/2019. Ảnh: AFP/TTXVN 

Sáng kiến này cũng hỗ trợ và duy trì sinh kế cho những người dân địa phương, đồng thời góp phần quản lý môi trường toàn cầu.

Đặc biệt, hợp phần này của SUPA cũng góp phần quan trọng giải quyết nguyên nhân gốc rễ của các vụ cháy đất than bùn, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nhất là trong bối cảnh các vụ cháy đất than bùn và cháy rừng gia tăng mạnh trong khu vực kể từ đầu năm 2019.  

Sự hỗ trợ của EU đối với các nỗ lực quản lý đất than bùn bền vững tại Đông Nam Á bao gồm hai hợp phần chính, trong đó hợp phần chính phủ do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) thực hiện, và hợp phần dân sự do Viện Tài nguyên thế giới của Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn rừng nhiệt đới Malaysia, cùng Sáng kiến Thương mại bền vững IDH triển khai. 

Phát biểu tại lễ khởi động, Đại sứ EU tại ASEAN Igor Driesmans hy vọng rằng sáng kiến mới nêu trên sẽ giúp khu vực ASEAN chủ động hơn trong quản lý đất than bùn bền vững.

Theo ông Driesmans, dù Hiệp định ASEAN về kiểm soát khói mù xuyên biên giới đã đạt được nhiều kết quả từ năm 2015, song vẫn phải tiếp tục nỗ lực giảm thiểu các vụ cháy đất than bùn và hạn chế các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. 

Về phần mình, Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi nhấn mạnh rằng tinh thần hợp tác của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và xuyên biên giới vẫn mạnh mẽ và được tăng cường trong năm Chủ tịch ASEAN 2019 với chủ đề “Thúc đẩy quan hệ đối tác vì một ASEAN bền vững”. 

Theo ông Dato Lim, cùng với Đối thoại cấp cao về môi trường và biến đổi khí hậu ASEAN-EU được tổ chức vào đầu tháng này tại Bangkok và Dự án bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn trong khu vực ASEAN, chương trình SUPA sẽ đóng vai trò là nền tảng kiến thức giúp các quốc gia thành viên ASEAN và các tổ chức có liên quan nâng cao năng lực, quản lý bền vững rừng và đất than bùn.

Theo TTXVN