Hiệp định RCEP sẽ chính thức được ký kết vào năm 2020. Ảnh minh họa: Báo Ảnh Việt Nam - TTXVN

Cụ thể, các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đối tác đối thoại bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Australia đã hoàn tất quá trình đàm phán hiệp định RCEP tại hội nghị thượng đỉnh RCEP diễn ra ở Bangkok (Thái Lan) hồi đầu tháng này.

Tuy nhiên, Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ ba châu Á do một số vướng mắc đã không tham gia hiệp định. Chính phủ nước này sẽ tiếp tục đàm phán và đưa ra quyết định cuối cùng trước khi hiệp định chính thức được ký kết vào năm 2020.

Báo cáo của Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc (KIEP) cho biết: “Việc thông qua thỏa thuận thương mại khu vực sẽ giúp nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng thêm 0,41% - 0,62% trong vòng 10 năm tới nhờ giảm thuế. Do đó, người tiêu dùng Hàn Quốc sẽ tiết kiệm đến 6,8 tỷ USD từ lợi ích khi triển khai RCEP.

Thêm vào đó, RCEP cũng có khả năng thúc đẩy Hàn Quốc ký kết thỏa thuận thương mại tự do với Nhật Bản và giúp Seoul nâng cấp FTA với các nước thành viên ASEAN, bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Singapore, Việt Nam và Philippines.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap)