Giới thiệu với quan khách về một thời khoa cử Nho học

“Một thời bút nghiên” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 100 năm nền giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam chấm dứt. Triển lãm đã trưng bày hơn 100 hiện vật và phiên bản hiện vật, giới thiệu về hệ thống khoa cử triều Nguyễn, những địa điểm liên quan đến giáo dục thời Nguyễn ở Huế, truyền thống hiếu học ở Huế… 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục và đào tạo nhân tài phục vụ chế độ, sau khi bình định giang sơn, thống nhất đất nước, hoàng đế Gia Long đã xuống chiếu tổ chức và định lệ kỳ thi Hương đầu tiên của triều Nguyễn (1807). Về sau, khi khoa cử bắt đầu đi vào lề lối, triều đình đã tổ chức kỳ thi thi Hội, thi Đình và các vị vua triều Nguyễn đều chủ trương đề cao Nho học, có chính sách trọng thị đối với người tài đức.

Ở Kinh đô Huế, khoa thi Hương cuối cùng năm 1918. Năm 1919 là khoa thi Hội và sau đó hoàng đế Khải Định ban Dụ tuyên bố về việc áp dụng luật Giáo dục mới vào ngày 14/7/1919, chính thức đặt dấu chấm hết cho khoa cử Nho học để chuyển sang hệ thống giáo dục kiểu mới - giáo dục nhấn mạnh tri thức thực hành thông dụng. Giáo dục Nho học thời Nguyễn phát triển qua nhiều giai đoạn thịnh suy khác nhau nhưng đã gánh vác được sứ mệnh mà lịch sử đã giao phó; đồng thời từng bước tạo ra một tầng lớp sĩ phu có khí tiết, đức độ, có uy tín trong nhân dân.

Những hình ảnh tại triển lãm “Một thời bút nghiên”:

Tri ân thân nhân các tiến sĩ Nho học và các nhà sưu tập đã đóng góp hiện vật cho triển lãm

Sách Cổ văn bình chú

Trang tư liệu quý của Trợ giáo Phạm Chương (đầu thế kỷ XX) được viết bằng 3 ngôn ngữ: chữ Hán, chữ Quốc ngữ và Pháp

Nghiên mực, hộp bút và bút máy hiện đại được chế tác bằng bạc 

Giới thiệu bức tranh Vinh quy bái tổ của các tiến sĩ Nho học

Tin, ảnh: Đồng Văn