Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Trump hồi tháng 11/2017. Ảnh: Bloomberg/CNBC/Báo Mới

Động thái được kỳ vọng rằng sự căng thẳng về thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ có thể hạ nhiệt.

Mặc dù chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được công bố, song bất chấp những thành quả mà Mỹ và Trung Quốc sắp sửa đạt được, việc ký kết thỏa thuận cho dù bị giới hạn rất nhiều về phạm vi thảo luận vẫn là minh chứng cho thấy sự khác biệt vẫn có thể được thu hẹp, đồng thời mọi kết quả khả quan đều có thể thành công nếu chính phủ hai nước tích cực triển khai thảo luận trên nền tảng hòa bình và tồn trọng lẫn nhau.

Bản thân việc ký kết thỏa thuận đã được coi là một dấu hiệu tiến bộ đáng khích lệ, báo trước về khả năng thúc đẩy cho nền kinh tế toàn cầu.

Phát biểu về thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết vào ngày 15/1 tại Nhà Trắng, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) bày tỏ sự tự tin rằng thỏa thuận sẽ tạo nên lợi ích cho cả Mỹ, Trung Quốc và phần còn lại của thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường quốc tế vẫn rất phức tạp.

Trong một diễn biến có liên quan, Triển vọng kinh tế toàn cầu 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy ngân hàng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cho cả hai năm 2019 và 2020, mặc dù WB đã tính toán đến khả năng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt.

Với việc cắt giảm 0,2% so với mức dự đoán đã được đựa ra cho cả hai năm, WB cho biết tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 đã chứng kiến mức yếu nhất kể từ khủng hoàng tài chính toàn cầu xảy ra 1 thập kỷ trước. Đồng thời, vào năm 2020, mặc dù nền kinh tế có thể sẽ phục hồi và cải thiện nhẹ, song vẫn rất dễ bị tổn thương trước những bất ổn về căng thẳng thương mại và địa chính trị.

Nếu thỏa thuận lần này diễn ra suôn sẻ, nó sẽ đánh dấu hình thành một môi trường thuận lợi hơn cho Trung Quốc để trở thành động lực của nền kinh tế thế giới tăng trưởng hơn trong tương lai. Do đó, hai nước nên xem việc ký kết thỏa thuận như đặt con dấu vào cam kết chung nhằm phát huy tinh thần cho các thỏa thuận khác trong tương lai.

Nếu đạt được sự tiến bộ này, có thể nói rằng bất chấp quá trình đàm phán, thương lượng có thể kéo dài đến đâu, các cuộc đàm phán thương mại vẫn sẽ được diễn ra trong bầu không khí thuận lợi để hướng đến thành công.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)